Điều 15 Thông tư 13/2010/TT-BYT hướng dẫn quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
Điều 15. Sử dụng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm trong thử nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
Tuỳ theo phạm vi ứng dụng, các bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm có thể được sử dụng trong những trường hợp sau:
1. Thử nghiệm hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm là kết quả ban đầu, chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, định hướng cho các thử nghiệm khẳng định tiếp theo trong phòng thí nghiệm. Không sử dụng kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm làm cơ sở để xử lý vi phạm;
2. Thử nghiệm phục vụ kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm;
3. Thử nghiệm giúp người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn thực phẩm.
Thông tư 13/2010/TT-BYT hướng dẫn quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 13/2010/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/05/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trịnh Quân Huấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 256
- Ngày hiệu lực: 01/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phí, lệ phí đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm
- Điều 5. Yêu cầu về khảo nghiệm
- Điều 6. Cơ quan tiến hành khảo nghiệm
- Điều 7. Điều kiện đối với cơ quan tiến hành khảo nghiệm
- Điều 8. Thủ tục tiến hành khảo nghiệm
- Điều 9. Các hình thức đăng ký lưu hành
- Điều 10. Hồ sơ đề nghị đăng ký lưu hành và đăng ký thay đổi, bổ sung
- Điều 11. Thẩm quyền và thủ tục xem xét cấp giấy chứng nhận và số đăng ký lưu hành đối với bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm.
- Điều 12. Kinh doanh bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm
- Điều 13. Quảng cáo bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm
- Điều 14. Ghi nhãn bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm
- Điều 15. Sử dụng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm trong thử nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Điều 16. Đình chỉ lưu hành
- Điều 17. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2010;
- Điều 18. Chánh văn phòng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Ngành và các cơ quan có liờn quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.