Điều 8 Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 8. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều này trước khi áp dụng. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thì phải bảo đảm cho kết quả dự phòng nghiệp vụ cao hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
4.1. Dự phòng toán học:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.
b) Trong mọi trường hợp, phương pháp trích lập dự phòng toán học của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo kết quả không thấp hơn dự phòng được tính theo phương pháp và cơ sở dưới đây:
- Phương pháp trích lập: Phương pháp phí thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.
c) Dự phòng toán học được coi là bằng không (0) trong trường hợp kết quả tính dự phòng toán học là số âm.
4.2. Dự phòng phí chưa được hưởng: được tính trên phí bảo hiểm gộp theo các phương pháp quy định tại điểm 4.1,
4.3. Dự phòng bồi thường:
a) Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
b) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường: chỉ áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ một (01) năm trở xuống.
4.4. Dự phòng chia lãi bao gồm hai loại:
a) Dự phòng cho phần lãi đã công bố
- Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức tiền mặt:
Dự phòng chia lãi | = | Tổng giá trị các khoản tiền lãi công bố chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính |
| Tổng giá trị tích luỹ của các khoản tiền lãi đã công bố chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả |
- Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức bảo tức tích luỹ:
Dự phòng chia lãi | = | Bảo tức công bố chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính |
| Tổng giá trị tích lũy của bảo tức đã công bố chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước |
b) Dự phòng cho phần lãi chưa công bố
Dự phòng cho phần lãi chưa công bố là giá trị hiện tại của phần lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai nhằm đảm bảo quy định tại
- Mức trích lập hàng năm của dự phòng này không được vượt quá 10% tổng thặng dư của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi phát sinh trong năm đó.
- Tổng giá trị của dự phòng cho phần lãi chưa công bố tại mọi thời điểm không được vượt quá 0,5% nhân với thời hạn còn lại trung bình của các hợp đồng có tham gia chia lãi nhân với tổng mức trách nhiệm của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi tại thời điểm đó.
4.5. Dự phòng đảm bảo cân đối: Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.
5. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng đối với nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Mục đích trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 7. Trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ và chi nhánh nước ngoài
- Điều 8. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 9. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 10. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng (hoặc thay đổi áp dụng) phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 11. Nguyên tắc đầu tư
- Điều 12. Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu
- Điều 13. Đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 14. Khả năng thanh toán
- Điều 15. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Điều 16. Biên khả năng thanh toán
- Điều 17. Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 18. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 19. Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 21. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 22. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 23. Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng
- Điều 24. Nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý quỹ chủ hợp đồng, quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 26. Bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng
- Điều 27. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 29. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần bảo hiểm
- Điều 30. Vai trò tự quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 31. Kiểm toán nội bộ