Mục 3 Chương 2 Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc:
1. Tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản.
2. Không được đi vay để đầu tư trực tiếp (hoặc uỷ thác đầu tư) vào chứng khoán, bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác.
3. Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan quy định tại Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng.
5. Hạch toán tách bạch các khoản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc ghi nhận các tài sản đầu tư được thực hiện một cách nhất quán.
6. Việc đầu tư ra nước ngoài phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
Điều 12. Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng như sau:
1.1. Đầu tư theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 46/2007/NĐ-CP,
a) Xây dựng và thiết lập cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh và trang trải chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
b) Nguồn vốn chủ sở hữu còn lại sau khi đã sử dụng theo quy định tại tiết a, điểm 1.1, khoản 1 Điều này được đầu tư tương tự nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện đầu tư theo quy định tại khoản 1, Điều 14 Nghị định 46/2007/NĐ-CP;
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện đầu tư theo quy định tại khoản 2, Điều 14 Nghị định 46/2007/NĐ-CP.
1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải thực hiện điều chỉnh danh mục đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được đầu tư ra nước ngoài phần vốn tương ứng với số chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tuỳ theo số nào lớn hơn (giữa vốn pháp định và biên khả năng thanh toán tối thiểu).
2.2. Việc đầu tư ra nước ngoài chỉ được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài; thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài;
b) Các khoản đầu tư ra nước ngoài khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận và thực hiện dưới tên của doanh nghiệp, chi nhánh đó.
2.4. Thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
a) Trước khi tiến hành thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) việc đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính một (01) bộ hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị có chữ ký của người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Văn bản chấp thuận của các cấp có thẩm quyền theo Điều lệ tổ chức và hoạt động (đối với doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tiến hành thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu giải trình về việc thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ở nước ngoài:
Đối với trường hợp tiến hành thực hiện hoặc điều chỉnh hoạt động đầu tư ở nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ: mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư, dự kiến hiệu quả đầu tư; hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác (nếu có).
Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ tình hình, kết quả thực hiện đầu tư, các khó khăn, thuận lợi (nếu có) và phương án điều chỉnh.
Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài, tài liệu giải trình phải nêu rõ lý do chấm dứt, kết quả thực hiện đầu tư, khả năng thu hồi vốn đầu tư và thời hạn dự kiến chấm dứt hoạt động đầu tư.
Điều 13. Đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 46/2007/NĐ-CP và đảm bảo các nguyên tắc quy định tại
2. Chi nhánh nước ngoài thực hiện đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tương tự doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại khoản 2, Điều 44 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể sau:
a) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồng thời các loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khoẻ, doanh nghiệp phải hạch toán tách biệt nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm;
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ được thực hiện tương tự việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khoẻ được thực hiện tương tự việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của pháp luật.
Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Mục đích trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 7. Trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ và chi nhánh nước ngoài
- Điều 8. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 9. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 10. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng (hoặc thay đổi áp dụng) phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 11. Nguyên tắc đầu tư
- Điều 12. Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu
- Điều 13. Đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 14. Khả năng thanh toán
- Điều 15. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Điều 16. Biên khả năng thanh toán
- Điều 17. Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 18. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 19. Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 21. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 22. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 23. Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng
- Điều 24. Nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý quỹ chủ hợp đồng, quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 26. Bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng
- Điều 27. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 29. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần bảo hiểm
- Điều 30. Vai trò tự quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 31. Kiểm toán nội bộ