Điều 16 Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 16. Biên khả năng thanh toán
1. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
2. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán được xác định như sau:
2.1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:
a) Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (trừ các khoản tiền gửi quy định tại tiết h, điểm 2.3, khoản 2 Điều này), tiền đang chuyển, trái phiếu chính phủ.
b) Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.
2.2. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán:
a) Các tài sản đầu tư (trừ các khoản đầu tư quy định tại tiết g, điểm 2.3, khoản 2 Điều này):
- Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh: loại trừ 1% giá trị hạch toán;
- Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh: loại trừ 3% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu được niêm yết: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;
- Đầu tư vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng: loại trừ 8% giá trị hạch toán;
- Đầu tư vào bất động sản để cho thuê, các khoản cho vay thương mại có bảo lãnh: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
- Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm: loại trừ 20% giá trị hạch toán.
b) Các khoản phải thu:
- Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ chín mươi (90) ngày đến dưới 1 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật: loại trừ 30%;
- Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ một (01) năm đến dưới hai (02) năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật: loại trừ 50%.
c) Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính và hàng tồn kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán.
d) Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.
2.3. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:
a) Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có);
c) Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng;
d) Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính;
đ) Chi phí trả trước, cho vay không có bảo lãnh, các khoản tạm ứng, trang thiết bị và đồ dùng văn phòng, các khoản phải thu nội bộ;
e) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên hai (02) năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật;
g) Các khoản đầu tư trở lại cho cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan quy định tại Khoản 17, Điều 4 Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng;
h) Các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng không thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước;
i) Các khoản đầu tư vào các tài sản vượt quá hạn mức quy định của pháp luật.
3. Trường hợp biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại
Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Mục đích trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 7. Trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ và chi nhánh nước ngoài
- Điều 8. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 9. Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Điều 10. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng (hoặc thay đổi áp dụng) phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 11. Nguyên tắc đầu tư
- Điều 12. Đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu
- Điều 13. Đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 14. Khả năng thanh toán
- Điều 15. Biên khả năng thanh toán tối thiểu
- Điều 16. Biên khả năng thanh toán
- Điều 17. Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 18. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 19. Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 21. Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 22. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 23. Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng
- Điều 24. Nguyên tắc phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý quỹ chủ hợp đồng, quỹ chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 26. Bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng
- Điều 27. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 29. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần bảo hiểm
- Điều 30. Vai trò tự quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
- Điều 31. Kiểm toán nội bộ