Chương 4 Thông tư 12/2014/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
1. Trước khi tiêm chủng:
c) Chỉ định tiêm chủng hoặc loại trừ các trường hợp có chống chỉ định hoặc trì hoãn tiêm chủng;
d) Cung cấp thông tin về loại vắc xin, liều sử dụng, hạn dùng cho người được tiêm chủng hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ.
2. Trong khi tiêm chủng:
a) Kiểm tra nhiệt độ bảo quản, hạn dùng, đối chiếu với chỉ định sử dụng vắc xin;
b) Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định đối với từng loại vắc xin và các quy định về tiêm an toàn;
c) Thực hiện theo đúng quy định về các bước trước và trong khi tiêm chủng.
3. Sau khi tiêm chủng:
a) Yêu cầu người được tiêm chủng phải ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để theo dõi;
c) Ghi đầy đủ thông tin về từng trường hợp tiêm vắc xin vào sổ tiêm chủng (lưu tại cơ sở tiêm chủng) và phiếu tiêm chủng hoặc sổ tiêm chủng cá nhân trả lại cho gia đình hoặc người được tiêm chủng;
d) Các lọ vắc xin đã mở quá thời gian quy định thì không được phép sử dụng tiếp;
đ) Vắc xin, bơm kim tiêm chưa sử dụng còn lại sau buổi tiêm phải được bảo quản theo quy định.
Điều 11. Liều lượng, đường dùng vắc xin
Liều lượng, đường dùng của từng loại vắc xin phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế, nếu có bất kỳ thay đổi nào về liều lượng, đường dùng phải được Bộ Y tế cho phép và nhà sản xuất có trách nhiệm thông báo về sản phẩm của mình sản xuất cho các cơ sở tiêm chủng.
Điều 12. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng
1. Việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng thực hiện theo các hướng dẫn riêng của Bộ Y tế đối với từng chiến dịch.
Thông tư 12/2014/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 12/2014/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/03/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các cơ sở y tế được thực hiện tiêm chủng
- Điều 5. Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định
- Điều 6. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động
- Điều 10. Tổ chức tiêm chủng
- Điều 11. Liều lượng, đường dùng vắc xin
- Điều 12. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng
- Điều 13. Phát hiện, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng
- Điều 14. Điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
- Điều 15. Báo cáo và thông báo kết quả điều tra
- Điều 16. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng và thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 17. Các hình thức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 20. Trình tự cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 21. Quy trình thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 22. Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 23. Thủ tục, thời gian đình chỉ hoạt động và thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
- Điều 24. Chế độ báo cáo
- Điều 25. Hình thức, nội dung báo cáo
- Điều 26. Quy trình và thời gian báo cáo định kỳ
- Điều 27. Quy trình và thời gian báo cáo đột xuất
- Điều 28. Quản lý hồ sơ
- Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 30. Trách nhiệm của Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
- Điều 31. Trách nhiệm của Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng và người thực hiện tiêm chủng