Điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiện chỉnh bản đồ địa hình là việc làm mới lại nội dung của bản đồ cho phù hợp với thực tế theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của bản đồ địa hình quốc gia.
2. Ảnh vệ tinh là một dạng ảnh viễn thám ghi nhận hình ảnh của bề mặt Trái đất bằng thiết bị đầu thu đặt trên vệ tinh.
3. Pixel ảnh (Picture Element) là phần tử ảnh nhỏ nhất ghi được trên thiết bị cảm biến của đầu thu ảnh.
4. Độ phân giải mặt đất (Ground Resolution) hay là khoảng cách lấy mẫu mặt đất (Ground Sampling Distance) hoặc kích thước pixel (Pixel Size) là kích thước của 1 pixel ảnh chiếu trên mặt đất.
5. Độ phân giải không gian (Spatial Resolution) là kích thước nhỏ nhất của 1 đối tượng hay khoảng cách tối thiểu giữa 2 đối tượng liền kề, có khả năng phân biệt được trên ảnh. Độ phân giải này phụ thuộc vào kích thước của pixel ảnh, độ tương phản hình ảnh, điều kiện khí quyển và các thông số quỹ đạo của vệ tinh.
6. Bản đồ đường nét ở dạng số là tài liệu dùng để ghi kết quả điều vẽ được sao từ bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh.
7. Maket biến đổi là bản ghi nhận những thay đổi của các yếu tố nội dung bản đồ không còn tồn tại hoặc có thay đổi về hình dáng (phần mất đi). Maket biến đổi được thành lập trên bản đồ giấy in từ bản đồ gốc cần hiện chỉnh.
8. Mô hình số độ cao (Digital Elevation Model - DEM) là mô hình biểu diễn bằng số sự biến thiên liên tục của độ cao bề mặt địa hình. Mô hình số độ cao dùng trong nắn ảnh để loại trừ biến dạng hình học của ảnh do chênh cao địa hình gây ra.
9. Nắn trực ảnh vệ tinh là việc hiệu chỉnh biến dạng hình học của ảnh do quá trình thu ảnh và do ảnh hưởng của chênh cao địa hình gây ra, đồng thời với việc chuyển tọa độ điểm ảnh từ phép chiếu không gian ảnh sang phép chiếu vuông góc.
10. Tăng cường chất lượng ảnh vệ tinh là việc hiệu chỉnh bức xạ ảnh (xử lý mức độ xám đối với ảnh toàn sắc, xử lý phổ đối với ảnh đa phổ), nhằm nâng cao khả năng thông tin của ảnh.
11. Tái mẫu ảnh vệ tinh (Resampling) là việc chuyển đổi các pixel của ảnh gốc (ảnh chưa nắn) sang pixel của trực ảnh hay là việc làm mẫu lại độ lớn pixel ảnh.
12. Điều vẽ ảnh vệ tinh cho hiện chỉnh bản đồ là quá trình xác định, giải đoán, xác minh và ghi nhận những thay đổi của các yếu tố nội dung bản đồ theo ảnh vệ tinh.
Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hiện chỉnh theo chu kỳ
- Điều 5. Hiện chỉnh theo mức độ thay đổi nội dung bản đồ
- Điều 6. Bản đồ sau khi hiện chỉnh
- Điều 7. Bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 8. Ảnh vệ tinh dùng để hiện chỉnh
- Điều 9. Ghi lý lịch và kiểm tra - nghiệm thu sản phẩm hiện chỉnh
- Điều 10. Thu thập tư liệu
- Điều 11. Đánh giá độ chính xác của bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 12. Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực hiện chỉnh
- Điều 13. Khảo sát thực địa
- Điều 14. Lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán
- Điều 15. Thiết kế điểm khống chế ảnh vệ tinh
- Điều 16. Đo điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
- Điều 17. Xác định điểm khống chế ảnh trên bản đồ
- Điều 18. Nhập dữ liệu ảnh vệ tinh
- Điều 19. Chuyển và gán tọa độ, độ cao các điểm khống chế trên ảnh số
- Điều 20. Nắn ảnh vệ tinh
- Điều 21. Ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 22. Tăng cường chất lượng ảnh nắn
- Điều 23. Trình bày khung và phần ngoài khung bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 24. Ghi dữ liệu bình đồ ảnh số
- Điều 25. In bình đồ ảnh giấy
- Điều 26. Điều vẽ ảnh vệ tinh cho hiện chỉnh bản đồ
- Điều 27. Điều vẽ ảnh nội nghiệp
- Điều 28. Điều vẽ ảnh ngoại nghiệp
- Điều 29. Đo vẽ bù
- Điều 30. Hoàn thiện kết quả điều vẽ ảnh