Điều 16 Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 16. Đo điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
1. Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
a) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải là các điểm có tọa độ và độ cao được xác định một cách chính xác, đảm bảo có thể nhận biết được với độ chính xác đến 0,5 pixel trên ảnh vệ tinh và không có bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí trong quá trình thi công. Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải chọn vào vị trí thuận tiện cho đo nối và phải phù hợp với thiết bị đo;
b) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải được đóng cọc gỗ hoặc dùng sơn đánh dấu vị trí ở thực địa, đảm bảo tồn tại trong thời gian thi công và kiểm tra - nghiệm thu;
c) Các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm kiểm tra phải chích lên ảnh khống chế tại thực địa, đường kính lỗ chích không vượt quá 0,15 mm trên ảnh. Các điểm tọa độ và độ cao quốc gia được sử dụng làm cơ sở để đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp phải chích trên ảnh như đối với điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp;
d) Tất cả các điểm chích lên ảnh khống chế ngoại nghiệp phải được tu chỉnh lên cả 2 mặt của ảnh. Trên mặt phải ảnh, các điểm được khoanh vị trí và ghi tên điểm bằng mực không phai (màu đỏ đối với điểm khống chế mặt phẳng, màu ve đối với điểm khống chế độ cao). Trên mặt trái ảnh được vẽ sơ đồ ghi chú điểm bằng nét chì màu đen được phóng lên từ 2 đến 4 lần. Các đường nét và nền của sơ đồ phải tương tự như trên ảnh. Trong ghi chú điểm phải ghi rõ số hiệu điểm, mô tả chi tiết vị trí điểm.
2. Đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
a) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải được đo nối với điểm tọa độ và độ cao quốc gia;
b) Tọa độ, độ cao của các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp được xác định bằng phương pháp đo GPS hoặc bằng phương pháp đo trắc địa khác;
c) Lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp phải được tính toán và bình sai trong hệ tọa độ quốc gia VN 2000 và hệ độ cao quốc gia Việt Nam;
d) Sơ đồ đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp được lập sau khi hoàn thành việc đo nối tọa độ, độ cao. Trên sơ đồ thể hiện các cảnh ảnh của khu đo, số hiệu cảnh ảnh, các điểm gốc trắc địa Nhà nước dùng để đo nối, các điểm khống chế ảnh, điểm kiểm tra và các hướng đo nối. Ngoài ra, trên sơ đồ còn thể hiện hệ thống thủy văn chính.
3. Sai số đo vị trí mặt phẳng và độ cao của điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp theo quy định tại điểm 2.4.3 và điểm 2.4.4 của Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 vá 1:50.000 bằng công nghệ ảnh số, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hiện chỉnh theo chu kỳ
- Điều 5. Hiện chỉnh theo mức độ thay đổi nội dung bản đồ
- Điều 6. Bản đồ sau khi hiện chỉnh
- Điều 7. Bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 8. Ảnh vệ tinh dùng để hiện chỉnh
- Điều 9. Ghi lý lịch và kiểm tra - nghiệm thu sản phẩm hiện chỉnh
- Điều 10. Thu thập tư liệu
- Điều 11. Đánh giá độ chính xác của bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 12. Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực hiện chỉnh
- Điều 13. Khảo sát thực địa
- Điều 14. Lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán
- Điều 15. Thiết kế điểm khống chế ảnh vệ tinh
- Điều 16. Đo điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
- Điều 17. Xác định điểm khống chế ảnh trên bản đồ
- Điều 18. Nhập dữ liệu ảnh vệ tinh
- Điều 19. Chuyển và gán tọa độ, độ cao các điểm khống chế trên ảnh số
- Điều 20. Nắn ảnh vệ tinh
- Điều 21. Ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 22. Tăng cường chất lượng ảnh nắn
- Điều 23. Trình bày khung và phần ngoài khung bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 24. Ghi dữ liệu bình đồ ảnh số
- Điều 25. In bình đồ ảnh giấy
- Điều 26. Điều vẽ ảnh vệ tinh cho hiện chỉnh bản đồ
- Điều 27. Điều vẽ ảnh nội nghiệp
- Điều 28. Điều vẽ ảnh ngoại nghiệp
- Điều 29. Đo vẽ bù
- Điều 30. Hoàn thiện kết quả điều vẽ ảnh