Chương 4 Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 18. Nhập dữ liệu ảnh vệ tinh
Dữ liệu ảnh vệ tinh số có khuôn dạng phù hợp với tính năng kỹ thuật của hệ thống xử lý ảnh được nhập trực tiếp. Nếu không phù hợp thì phải dùng phần mềm trung gian để chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu, rồi mới nhập vào hệ thống xử lý ảnh.
Điều 19. Chuyển và gán tọa độ, độ cao các điểm khống chế trên ảnh số
1. Điểm khống chế ảnh được chuyển lên ảnh số với độ chính xác ≤ 0,5 pixel ảnh.
2. Điểm khống chế được gán tọa độ và độ cao theo kết quả đo khống chế ngoại nghiệp hoặc theo kết quả được xác định trên bản đồ địa hình ở tỷ lệ lớn hơn.
3. Hình ảnh, vị trí và mô tả của điểm khống chế phải được lưu vào cơ sở dữ liệu của hệ thống xử lý ảnh.
1. Ảnh vệ tinh được nắn theo từng cảnh ảnh. Kích thước pixel ảnh nắn được tái mẫu không được lớn hơn 0,2 mm trên bình đồ ảnh.
Giá trị bậc độ xám của điểm ảnh được nội suy theo phương pháp người láng giềng gần nhất, phương pháp song tuyến hoặc phương pháp nội suy bậc 3.
2. Mô hình hóa ảnh vệ tinh được thực hiện bằng mô hình vật lý trong trường hợp có đầy đủ các thông số chụp ảnh và phần mềm phù hợp hoặc bằng các mô hình toán học khác (mô hình hàm hữu tỷ, mô hình hàm đa thức, mô hình Affine, mô hình chuyển đổi tuyến tính trực tiếp, mô hình chuyển đổi lưới chiếu) trong trường hợp không có đầy đủ các thông số chụp ảnh và phần mềm phù hợp.
3. Sử dụng mô hình số độ cao để nắn ảnh vệ tinh trong trường hợp độ xê dịch vị trí điểm ảnh do chênh cao địa hình gây ra ≥ 0,3 mm theo tỷ lệ bình đồ ảnh. Trường hợp ngược lại thì dùng mặt phẳng trung bình của cả khu vực để nắn ảnh.
Sai số cho phép của mô hình số độ cao dùng để nắn ảnh vệ tinh được quy định tại bảng 1 và bảng 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Độ chênh trung bình vị trí các địa vật cùng tên trên bình đồ ảnh nắn và trên bản đồ địa hình cần hiện chỉnh không được lớn hơn 0,4 mm đối với địa vật rõ rệt và không được lớn hơn 0,6 mm đối với địa vật không rõ rệt.
Điều 21. Ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh vệ tinh
1. Ghép ảnh được thực hiện khi bình đồ ảnh cần thành lập nằm trên nhiều cảnh ảnh vệ tinh khác nhau.
a) Vết ghép ảnh không được đi qua các điểm khống chế dùng để nắn ảnh và dọc theo các địa vật hình tuyến. Góc kẹp giữa vết ghép với địa vật hình tuyến nằm trong khoảng từ 30o đến 150o;
b) Sai số ghép ảnh khi tiếp biên địa vật trên ảnh nắn không vượt quá 0,6 mnn ở vùng đồng bằng và không vượt quá 1,0 mm ở vùng núi;
c) Trong hành lang 60 pixel xung quanh vết ghép, phải tiến hành dàn đều tông màu để đảm bảo cho tông màu giữa 2 ảnh được ghép đồng đều nhau.
2. Cắt mảnh bình đồ ảnh theo mảnh bản đồ địa hình cần hiện chỉnh.
Điều 22. Tăng cường chất lượng ảnh nắn
1. Tăng cường chất lượng ảnh được thực hiện ở mức độ hiển thị trên màn hình, sau đó lưu ở dạng tệp dữ liệu ảnh số.
Việc tăng cường chất lượng ảnh được tiến hành cho từng kênh phổ bằng phương pháp dãn tuyến tính, phương pháp điều chỉnh tương tác hoặc phương pháp khác.
2. Tăng cường chất lượng ảnh đa phổ bằng giải pháp tổ hợp màu được thực hiện theo phương án tổ hợp màu tự nhiên hoặc tổ hợp màu giả, tùy theo yêu cầu đặt ra.
3. Tăng cường chất lượng ảnh bằng giải pháp trộn ảnh đa phổ với ảnh toàn sắc phải đáp ứng được các yêu cầu:
a) Các ảnh được dùng không được cách nhau quá xa về thời điểm chụp ảnh;
b) Sai số đối điểm giữa các địa vật cùng tên có trên các ảnh không vượt quá 0.5 pixel của ảnh có độ phân giải thấp hơn;
c) Độ phân giải của các ảnh không được khác nhau quá 4 lần.
4. Bình đồ ảnh số sau khi tăng cường chất lượng ảnh phải đảm bảo rõ nét, tông màu có độ tương phản đồng đều, không thiên màu và có màu sắc đồng đều ở các vùng ghép ảnh. Biểu đồ phân bố mức độ xám sau khi tăng cường chất lượng ảnh phải được tận dụng tối đa khoảng giá trị của pixel ảnh.
Điều 23. Trình bày khung và phần ngoài khung bình đồ ảnh vệ tinh
Khung và phần ngoài khung bình đồ ảnh bao gồm:
1. Khung bình đồ ảnh, tọa độ địa lý, tọa độ vuông góc.
2. Tên và phiên hiệu mảnh.
3. Tỷ lệ bình đồ ảnh.
4. Bảng chắp.
5. Thông tin về ảnh (loại ảnh, độ phân giải và thời gian chụp).
6. Tên đơn vị và thời gian thành lập bình đồ ảnh.
7. Hệ quy chiếu của bình đồ ảnh.
Điều 24. Ghi dữ liệu bình đồ ảnh số
Dữ liệu bình đồ ảnh số được ghi trên đĩa CD-ROM hoặc DVD cho mỗi công trình hiện chỉnh bản đồ. Dữ liệu ghi không được phép có lỗi và được ghi lần lượt theo từng bình đồ ảnh. Trên bìa của đĩa phải ghi chú đầy đủ phiên hiệu các mảnh bình đồ ảnh, tên đơn vị và thời gian thành lập bình đồ ảnh.
Bình đồ ảnh giấy được in để làm tài liệu điều vẽ ngoại nghiệp cho các khu vực cần phải xác minh và điều tra bổ sung ở ngoài thực địa.
Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hiện chỉnh theo chu kỳ
- Điều 5. Hiện chỉnh theo mức độ thay đổi nội dung bản đồ
- Điều 6. Bản đồ sau khi hiện chỉnh
- Điều 7. Bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 8. Ảnh vệ tinh dùng để hiện chỉnh
- Điều 9. Ghi lý lịch và kiểm tra - nghiệm thu sản phẩm hiện chỉnh
- Điều 10. Thu thập tư liệu
- Điều 11. Đánh giá độ chính xác của bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 12. Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực hiện chỉnh
- Điều 13. Khảo sát thực địa
- Điều 14. Lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán
- Điều 15. Thiết kế điểm khống chế ảnh vệ tinh
- Điều 16. Đo điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
- Điều 17. Xác định điểm khống chế ảnh trên bản đồ
- Điều 18. Nhập dữ liệu ảnh vệ tinh
- Điều 19. Chuyển và gán tọa độ, độ cao các điểm khống chế trên ảnh số
- Điều 20. Nắn ảnh vệ tinh
- Điều 21. Ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 22. Tăng cường chất lượng ảnh nắn
- Điều 23. Trình bày khung và phần ngoài khung bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 24. Ghi dữ liệu bình đồ ảnh số
- Điều 25. In bình đồ ảnh giấy
- Điều 26. Điều vẽ ảnh vệ tinh cho hiện chỉnh bản đồ
- Điều 27. Điều vẽ ảnh nội nghiệp
- Điều 28. Điều vẽ ảnh ngoại nghiệp
- Điều 29. Đo vẽ bù
- Điều 30. Hoàn thiện kết quả điều vẽ ảnh