Mục 3 Chương 3 Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 17. Nhiệm vụ công tác trắc địa
1. Xác định toạ độ, độ cao các điểm đo trọng lực.
2. Dẫn độ cao, toạ độ từ các mốc trắc địa Nhà nước đến các điểm trọng lực, xác định độ cao xung quanh điểm trọng lực khi có yêu cầu trong dự án.
3. Định điểm trọng lực ngoài thực địa, đóng cọc, ghi số hiệu, chấm điểm lên bản đồ (sơ đồ) thi công, lập phiếu mô tả điểm theo quy định.
Điều 18. Các yêu cầu của công tác trắc địa
1. Bố trí, đo đạc toạ độ, độ cao mạng lưới điểm tựa và điểm thường trọng lực ngoài thực địa theo đúng thiết kế của dự án.
2. Khi chênh lệch độ cao đo tại các điểm trọng lực so với giá trị độ cao đồ giải trên bản đồ địa hình vượt quá 1/3 giá trị tiết diện đẳng cao của bản đồ thì căn cứ vào yêu cầu độ chính xác của đo trọng lực để đề xuất đo trắc địa bổ sung. Yêu cầu kỹ thuật, khối lượng đo bổ sung trắc địa được quy định trong dự án.
3. Mốc điểm tựa được xây bằng xi măng cốt sắt, khắc đầy đủ các thông tin cần thiết, đảm bảo tồn tại 5 đến 15 năm theo quy định tại Mẫu số 7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Khi đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn, các mốc điểm tựa có thể làm bằng cọc gỗ hay dùng các địa vật cố định, đảm bảo tồn tại 5 đến 10 năm.
4. Mốc điểm thường được làm bằng cọc gỗ, tre hoặc địa vật cố định, trên đó có ghi số hiệu điểm/tuyến và phải tồn tại trong thời gian thi công dự án.
5. Các yêu cầu về trắc địa trong công tác địa vật lý phải tuân thủ đúng theo quy phạm trắc địa hiện hành.
Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ, ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực và điều kiện áp dụng phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất
- Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
- Điều 6. Mạng lưới và độ chính xác đo đạc
- Điều 10. Bản thiết kế dự án
- Điều 11. Kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định dự án
- Điều 12. Chuẩn bị tổ chức thi công
- Điều 13. Máy trọng lực
- Điều 14. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 15. Mạng lưới điểm thường trọng lực
- Điều 20. Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu thực địa
- Điều 21. Trách nhiệm, nội dung công tác kiểm tra của bộ phận thi công
- Điều 22. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
- Điều 23. Yêu cầu công tác kiểm tra thực địa
- Điều 26. Các bước đánh giá chất lượng đối với mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 27. Đánh giá chất lượng đo điểm thường
- Điều 29. Công thức tính dị thường trọng lực Bughe và Fai
- Điều 30. Giá trị trường trọng lực bình thường 0 tính theo công thức HelMert được chuyển về hệ Posdam mới
- Điều 31. Đánh giá chất lượng bản đồ trọng lực
- Điều 32. Thành lập bản đồ đẳng trị, bản đồ đồ thị, đồ thị dị thường trọng lực