Chương 1 Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư này quy định về trình tự, nội dung và các yêu cầu của phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản, khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, điều tra tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản, khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, điều tra tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan (gọi tắt là dự án chuyên môn) tiến hành phương pháp thăm dò trọng lực.
1. Phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất là phương pháp đo giá trị tuyệt đối, gia tốc (đạo hàm bậc một), hoặc gradient gia tốc (đạo hàm bậc hai) của trường trọng lực trên mặt đất để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản; khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, điều tra tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan.
2. Đơn vị đo trong thăm dò trọng lực được tính bằng miligal (mGl)
1mGl = 0.0001 gal = 1. 10-5 m/s2
3. Mạng lưới điểm tựa trọng lực là hệ thống gồm nhiều điểm trọng lực dùng để liên kết và quy số liệu đo trọng lực về cùng một mức.
4. Đa giác tựa trọng lực là hệ thống gồm 3 điểm tựa trọng lực trở lên tạo thành một đa giác khép kín trong hệ thống mạng lưới điểm tựa trọng lực.
5. Điểm tựa trọng lực treo là điểm tựa trọng lực chỉ liên kết với một điểm tựa trọng lực của một đa giác tựa trọng lực.
6. Cạnh tựa trọng lực treo là cạnh tựa gồm 2 điểm tựa trọng lực trở lên bố trí liên tiếp nhau trên một hành trình mà không tạo thành đa giác tựa trọng lực khép trong hệ thống mạng lưới điểm tựa trọng lực.
7. Đo trọng lực móc xích là đo gia số trọng lực 2 lần trở lên để liên kết giá trị trọng lực giữa các điểm tựa trên cạnh tựa treo.
8. Mốc điểm tựa trọng lực là vật có ghi số hiệu tên điểm tựa trọng lực đặt tại vị trí điểm tựa trọng lực ngoài hiện trường.
Điều 4. Lĩnh vực và điều kiện áp dụng phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất
1. Phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất được áp dụng để nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ trái đất, phân vùng kiến tạo địa chất khu vực, điều tra địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, tai biến địa chất và các lĩnh vực nghiên cứu khác.
2. Điều kiện áp dụng thăm dò trọng lực mặt đất:
a) Có sự khác biệt về mật độ giữa đối tượng nghiên cứu và môi trường đất đá vây quanh. Đối tượng nghiên cứu phải có kích thước đủ lớn để gây nên dị thường có độ tin cậy theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Địa hình vùng đo vẽ trọng lực không quá phân cắt;
c) Tỷ lệ đo vẽ lập bản đồ trọng lực phải lớn hơn một bậc hoặc bằng tỷ lệ đo vẽ lập bản đồ địa chất;
d) Thăm dò trọng lực mặt đất phải được ưu tiên tiến hành trước hoặc đồng thời với công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất, điều tra, đánh giá khoáng sản.
Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
1. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực:
a) Thăm dò trọng lực tỷ lệ 1:500.000 đến 1:200.000 có nhiệm vụ: phục vụ lập bản đồ địa chất, dự báo sinh khoáng, phân vùng kiến tạo của vỏ quả đất;
b) Thăm dò trọng lực tỷ lệ 1:100.000 đến 1:25.000 có nhiệm vụ: xác định các đới cấu trúc địa chất, các hệ thống đứt gãy, các thể xâm nhập, các thành tạo phun trào, trầm tích, khoanh vùng triển vọng khoáng sản;
c) Thăm dò trọng lực tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000 có nhiệm vụ: xác định cấu trúc địa chất chi tiết, phát hiện các mỏ khoáng sản và tham gia đánh giá trữ lượng khoáng sản; phối hợp với các phương pháp địa chất, địa vật lý khác để giải quyết các nhiệm vụ địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và tai biến địa chất;
d) Thăm dò trọng lực tỷ lệ từ 1:1.000 đến 1:200 có nhiệm vụ: đánh giá, thăm dò các mỏ khoáng sản; khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn và tai biến địa chất; tìm kiếm, phát hiện các vật thể, công trình cổ bị vùi lấp.
2. Các yêu cầu trước khi tiến hành thăm dò trọng lực:
a) Thu thập, tổng hợp tham số mật độ và các tham số vật lý khác, xác định giá trị mật độ dư giữa chúng;
b) Thu thập tài liệu trắc địa, xác lập yêu cầu về độ chính xác xác định toạ độ và độ cao điểm trọng lực. Tương ứng với tỷ lệ đo vẽ trọng lực cần có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn hoặc cùng tỷ lệ đo trọng lực;
c) Khi đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn nhưng không có bản đồ địa hình ở các tỷ lệ tương ứng, tuỳ thuộc yêu cầu của độ chính xác đo đạc trọng lực của dự án đặt ra để đề xuất công tác trắc địa phù hợp.
Điều 6. Mạng lưới và độ chính xác đo đạc
1. Chọn mạng lưới điểm đo và độ chính xác:
a) Độ dày mạng lưới đo trọng lực phải đảm bảo phản ánh được các đặc điểm trường trọng lực liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Dị thường trọng lực khi đo theo diện tích phải được thể hiện ít nhất bằng 5 điểm đo; khi đo theo tuyến phải được thể hiện ít nhất bằng 3 điểm đo;
b) Chỉ thành lập bản đồ dị thường trọng lực khi kết quả đo trọng lực thoả mãn các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và yêu cầu công tác trắc địa quy định tại
c) Khi chọn tiết diện đường đẳng trị bản đồ (sơ đồ) tổng kết phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, cường độ dự đoán của dị thường trọng lực và tương ứng với tỷ lệ bản đồ (sơ đồ) được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi cần biểu diễn rõ hơn các dị thường yếu có thể đan dày tiết diện đường đẳng trị nhỏ hơn 1/3 đến 1/2 tiết diện quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngược lại, đối với những dị thường trọng lực địa phương có cường độ mạnh (gradien ngang lớn) có thể loại bỏ bớt một số đường đẳng trị nhưng không vượt quá 3 đến 5 lần tiết diện đường đẳng trị quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi đo vẽ trọng lực ở vùng tiếp giáp với các diện tích đã đo vẽ trọng lực, phải đo liên kết một số điểm tựa cũ với mạng lưới điểm tựa mới, cân bằng lại để thống nhất các kết quả đo trọng lực giữa các vùng.
a) Khi độ chênh lệch các giá trị tựa trong hai lần đo tại mỗi điểm không vượt quá sai số quy định của dự án, các số liệu đo trọng lực được phép liên kết với nhau;
b) Khi độ chính xác đo đạc giữa 2 vùng kế cận khác nhau, việc liên kết thành lập bản đồ dị thường trọng lực, sai số bản đồ được chọn ở cấp sai số thấp hơn;
c) Khi các diện tích đo không cùng tỷ lệ, nếu liên kết thành lập bản đồ chung thì chọn tỷ lệ nhỏ nhất trong các diện tích đó.
3. Độ chính xác xác định dị thường trọng lực Bughe được đánh giá bằng sai số trung bình bình phương. Sai số này không lớn hơn 0,4 lần giá trị tiết diện đường đẳng trị khi đo theo diện tích.
Khi đo theo tuyến, sai số này không vượt quá 0,2 lần giá trị dị thường địa phương nhỏ nhất do đối tượng nghiên cứu gây ra. Trên các tuyến lập mặt cắt địa chất - địa vật lý, độ chính xác đo đạc cao hơn 1,5 lần.
4. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đo vẽ trọng lực: tiết diện đường đẳng trị, mật độ mạng lưới đo, sai số đo đạc, sai số xác định dị thường trọng lực, sai số xác định toạ độ, độ cao điểm đo được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Khi lập dự án phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của công tác trọng lực để quy định cụ thể sai số đo trọng lực và trắc địa. Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa chất (đơn giản, trung bình, phức tạp), địa hình, mật độ mạng lưới điểm đo được chọn tăng dày trong giới hạn trên.
Thông tư 05/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ, ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực và điều kiện áp dụng phương pháp thăm dò trọng lực mặt đất
- Điều 5. Tỷ lệ và nhiệm vụ của thăm dò trọng lực, yêu cầu của thăm dò trọng lực
- Điều 6. Mạng lưới và độ chính xác đo đạc
- Điều 10. Bản thiết kế dự án
- Điều 11. Kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định dự án
- Điều 12. Chuẩn bị tổ chức thi công
- Điều 13. Máy trọng lực
- Điều 14. Điểm tựa trọng lực và mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 15. Mạng lưới điểm thường trọng lực
- Điều 20. Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu thực địa
- Điều 21. Trách nhiệm, nội dung công tác kiểm tra của bộ phận thi công
- Điều 22. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
- Điều 23. Yêu cầu công tác kiểm tra thực địa
- Điều 26. Các bước đánh giá chất lượng đối với mạng lưới điểm tựa trọng lực
- Điều 27. Đánh giá chất lượng đo điểm thường
- Điều 29. Công thức tính dị thường trọng lực Bughe và Fai
- Điều 30. Giá trị trường trọng lực bình thường 0 tính theo công thức HelMert được chuyển về hệ Posdam mới
- Điều 31. Đánh giá chất lượng bản đồ trọng lực
- Điều 32. Thành lập bản đồ đẳng trị, bản đồ đồ thị, đồ thị dị thường trọng lực