Hệ thống pháp luật

Chương 4 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Chương IV

QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY

Điều 29. De Minimis hàng dệt may

1. Hàng dệt may không thuộc từ Chương 61, 62, 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, không đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nhưng tổng trọng lượng của các nguyên liệu không có xuất xứ đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa và hàng hóa đáp ứng các quy định khác tại Chương này và Chương II Thông tư này.

2. Hàng dệt may thuộc các Chương 61, 62, 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng xơ hoặc sợi không có xuất xứ trong quá trình sản xuất ra thành phần quyết định đến phân loại mã số hàng hóa đó không đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, vẫn được coi là có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của xơ hoặc sợi đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của thành phần đó và hàng hóa đáp ứng tất cả các quy định khác tại Thông tư này.

3. Hàng hóa quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này có chứa sợi co giãn trong thành phần chính xác định phân loại mã số hàng hóa được coi là có xuất xứ khi sợi co giãn đó được xe toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

Điều 30. Bộ hàng hóa

1. Ngoại trừ quy tắc cụ thể mặt hàng đối với hàng dệt may quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, hàng dệt may được phân loại là hàng hóa được đóng thành bộ để bán lẻ theo quy định tại Quy tắc 3 của Quy tắc chung diễn giải Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa không được coi là có xuất xứ trừ khi mỗi hàng hóa trong bộ hàng hóa đó có xuất xứ hoặc tổng trị giá của hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa đó không vượt quá 10% trị giá của bộ hàng hóa.

2. Theo quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Trị giá hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa được xác định tương tự cách xác định trị giá nguyên liệu không có xuất xứ quy định tại Thông tư này;

b) Trị giá bộ hàng hóa được xác định tương tự như cách xác định trị giá hàng hóa quy định tại Thông tư này.

Điều 31. Danh mục nguồn cung thiếu hụt

1. Để xác định hàng dệt may có xuất xứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này, nguyên liệu được liệt kê tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này là có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào, kể cả yêu cầu sản phẩm đầu ra được quy định tại Phụ lục này.

2. Khi hàng dệt may có xuất xứ dựa trên việc kết hợp nguyên liệu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này được hưởng ưu đãi thuế quan, Nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, số thứ tự hoặc mô tả của nguyên liệu tại Phụ lục này trong bộ hồ sơ nhập khẩu.

3. Nguyên liệu không có xuất xứ được liệt kê trong bảng “Tạm thời” tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này có thể được coi là có xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 03/2019/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/01/2019
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 343 đến số 344
  • Ngày hiệu lực: 08/03/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH