Chương 2 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
QUY TẮC CHUNG VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó:
a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên theo quy định tại
b) Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;
c) Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hàng dệt may được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng quy định tại Thông tư này và tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại
1. Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng được trồng, cấy, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó.
3. Hàng hóa được chế biến từ động vật sống tại đó.
4. Động vật thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.
5. Hàng hóa thu được từ việc nuôi trồng thủy sản tại đó.
6. Khoáng sản hoặc chất sản sinh tự nhiên khác không bao gồm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra tại đó.
7. Cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác lấy từ biển, đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên và theo luật quốc tế, nằm bên ngoài lãnh hải của các Nước không phải là thành viên thuộc các tàu đã được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.
8. Sản phẩm được chế biến từ các sản phẩm đề cập tại khoản 7 Điều này ngay trên boong tàu được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.
9. Hàng hóa ngoại trừ cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác đánh bắt, thu được từ một Nước thành viên hoặc một cá nhân của một Nước thành viên từ đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các Nước thành viên, và ngoài các khu vực mà các Nước không phải là thành viên thực hiện quyền tài phán với điều kiện Nước thành viên hoặc người của Nước thành viên có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất đó theo quy định của luật quốc tế.
10. Phế thải, phế liệu được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại đó với điều kiện phế thải, phế liệu đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu.
11. Hàng hóa được sản xuất tại đó chỉ từ các hàng hóa theo quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.
Điều 7. Quy định về nguyên liệu tái sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tân trang, tái chế tạo
1. Nguyên liệu tái sử dụng thu được từ lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên được coi là có xuất xứ nếu là bộ phận cấu thành hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tân trang, tái chế tạo.
2. Nguyên liệu tái sử dụng, hàng tân trang, tái chế tạo có xuất xứ chỉ khi nguyên liệu, hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại
Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
1. Hàm lượng giá trị khu vực quy định tại Thông tư này và các Phụ lục liên quan để xác định hàng hóa có xuất xứ được tính như sau:
a) Công thức tính giá trị tập trung: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ xác định:
RVC= | Trị giá hàng hóa - FVNM | x100 |
Trị giá hàng hóa |
b) Công thức tính gián tiếp: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ:
RVC= | Trị giá hàng hóa - VNM | x100 |
Trị giá hàng hóa |
c) Công thức tính trực tiếp: Dựa trên trị giá của nguyên liệu có xuất xứ:
RVC= | VOM | x100 |
Trị giá hàng hóa |
d) Công thức tính chi phí tịnh (chỉ áp dụng đối với ô tô):
RVC= | NC - VNM | x100 |
NC |
Trong đó:
RVC là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.
VNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.
NC là chi phí tịnh của hàng hóa được xác định theo quy định tại
FVNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Nguyên liệu không có xuất xứ không quy định tại Phụ lục I không được tính vào việc xác định FVNM.
VOM là trị giá của nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.
2. Tất cả các chi phí được xem xét để tính hàm lượng giá trị khu vực được lưu trữ và tuân theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi áp dụng tại lãnh thổ của Nước thành viên nơi sản xuất ra hàng hóa.
Điều 9. Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
1. Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ nhưng sử dụng trong quá trình sản xuất tiếp theo và đáp ứng các quy định tại Thông tư này thì được coi là có xuất xứ khi xác định xuất xứ cho hàng hóa được sản xuất tiếp theo, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi nhà sản xuất hàng hóa đó hay không.
2. Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, trị giá dưới đây có thể được cộng vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực:
a) Trị giá của quá trình gia công nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;
b) Trị giá của bất kỳ nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.
Điều 10. Trị giá nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
Theo quy định tại Thông tư này, trị giá nguyên liệu là:
1. Đối với nguyên liệu được nhập khẩu bởi nhà sản xuất hàng hóa, trị giá giao dịch của nguyên liệu được tính tại thời điểm nhập khẩu bao gồm các chi phí trong quá trình vận chuyển quốc tế và các chi phí liên quan.
2. Đối với nguyên liệu được mua tại lãnh thổ nơi sản xuất hàng hóa:
a) Giá do nhà sản xuất đã thanh toán hoặc sẽ thanh toán tại Nước thành viên nơi nhà sản xuất có trụ sở.
b) Trị giá được xác định cho nguyên liệu nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Giá đầu tiên đã hoặc sẽ thanh toán tại lãnh thổ của Nước thành viên.
3. Đối với nguyên liệu tự sản xuất:
a) Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nguyên liệu, kể cả các chi phí chung; và
b) Một khoản tương đương với lợi nhuận được tính thêm vào quá trình giao dịch thông thường, hoặc tương đương với lợi nhuận thể hiện trong việc bán hàng hóa cùng loại hoặc cùng kiểu mà nguyên liệu tự sản xuất được tính.
Điều 11. Điều chỉnh thêm trị giá nguyên liệu
1. Đối với nguyên liệu có xuất xứ, các chi phí sau đây được tính vào trị giá của nguyên liệu trong trường hợp chưa được tính theo quy định tại
a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới địa điểm của nhà sản xuất hàng hóa.
b) Thuế, chi phí môi giới hải quan cho nguyên liệu, đã được thanh toán tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên, ngoại trừ thuế, cước được miễn, được hoàn, được truy hoàn hoặc có thể thu hồi khác, bao gồm khoản chậm nộp hoặc cước đã được thanh toán hoặc có thể thanh toán.
c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc do việc sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ đi trị giá của phế liệu tái sử dụng hoặc sản phẩm phụ.
2. Đối với nguyên liệu không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không xác định được xuất xứ, các chi phí sau đây có thể được khấu trừ khỏi trị giá nguyên liệu:
a) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu tới nơi của nhà sản xuất hàng hóa.
b) Thuế, cước và chi phí môi giới hải quan cho nguyên liệu, đã được thanh toán tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên, ngoại trừ thuế, cước được miễn, được hoàn, có thể hoàn hoặc có thể thu hồi khác, bao gồm tín dụng đối với thuế hoặc cước đã được thanh toán hoặc có thể thanh toán.
c) Chi phí xử lý phế thải và hỏng hóc do việc sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa, trừ đi trị giá của phế liệu tái sử dụng hoặc sản phẩm phụ.
3. Trường hợp không biết các chi phí được liệt kê tại khoản 1 hoặc 2 Điều này hoặc chứng từ chứng minh trị giá điều chỉnh không có thì không được điều chỉnh thêm trị giá nguyên liệu.
1. Trường hợp áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để xác định xuất xứ hàng hóa cho ô tô thuộc phân nhóm 8407.31 đến phân nhóm 8407.34, phân nhóm 8408.20, phân nhóm từ 8409.91 đến phân nhóm 8409.99, nhóm 8701 đến nhóm 8709 hoặc nhóm 8711, việc xác định xuất xứ cho hàng hóa đó dựa trên công thức tính chi phí tịnh theo quy định tại
2. Theo quy định tại Điều này:
a) Chi phí tịnh là tổng chi phí trừ đi chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển, chi phí đóng gói và chi phí lãi vay không cho phép mà được tính trong tổng chi phí;
b) Chi phí tịnh của hàng hóa là chi phí tịnh có thể phân bổ hợp lý vào hàng hóa, sử dụng một trong các phương pháp tính như sau:
- Tính tổng chi phí phát sinh liên quan đến tất cả các loại ô tô được sản xuất bởi nhà sản xuất đó, trừ đi bất kỳ chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển và chi phí đóng gói và chi phí lãi vay không cho phép mà được tính trong tổng chi phí của hàng hóa đó và có thể phân bổ hợp lý vào chi phí tịnh của hàng hóa.
- Tính tổng chi phí phát sinh liên quan đến các loại ô tô được sản xuất bởi nhà sản xuất đó, có thể phân bổ hợp lý tổng chi phí vào hàng hóa, trừ đi chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển, chi phí đóng gói, chi phí lãi vay không cho phép mà được tính trong cấu phần của tổng chi phí được phân bổ vào hàng hóa; hoặc
- Phân bổ hợp lý từng loại chi phí cấu thành nên một phần của tổng chi phí đối với hàng hóa đó, sao cho tổng các chi phí này không bao gồm bất kỳ chi phí chương trình khuyến mãi, chi phí tiếp thị và hậu mãi, bản quyền, vận chuyển, chi phí đóng gói, chi phí lãi vay không cho phép, với điều kiện việc phân bổ các chi phí này phù hợp với các điều khoản về phân bổ chi phí hợp lý của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.
3. Để áp dụng công thức tính chi phí tịnh cho nhóm hàng xe có động cơ từ nhóm 8701 đến nhóm 8706 hoặc nhóm 8711, công thức tính có thể là trung bình cộng của cả năm tài khóa của nhà sản xuất sử dụng bất kỳ một trong các nhóm phân loại dưới đây, trên cơ sở tất cả các phương tiện xe có động cơ trong nhóm đó hoặc chỉ những phương tiện xe có động cơ nào trong nhóm được xuất khẩu tới lãnh thổ của một Nước thành viên khác:
a) Cùng dòng xe có động cơ trong cùng một dòng xe được sản xuất tại cùng một nhà máy trong phạm vi lãnh thổ của một Nước thành viên;
b) Cùng một phân khúc xe được sản xuất tại cùng một nhà máy trong phạm vi lãnh thổ của một Nước thành viên;
c) Cùng dòng xe có động cơ được sản xuất tại cùng một nhà máy trong phạm vi lãnh thổ của một Nước thành viên;
d) Bất kỳ chủng loại xe nào tùy thuộc vào quyết định của các Nước thành viên.
4. Để áp dụng phương pháp chi phí tịnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, đối với nguyên liệu sử dụng để sản xuất xe có động cơ thuộc từ phân nhóm 8407.31 đến phân nhóm 8407.34, phân nhóm 8408.20, nhóm 8409, nhóm 8706, nhóm 8707 hoặc nhóm 8708, được sản xuất trong cùng một nhà máy, phương pháp tính có thể là trung bình cộng của:
a) Cả năm tài khóa của nhà sản xuất phương tiện xe có động cơ mà hàng hóa được bán bởi chính người đó;
b) Cả quý hoặc cả tháng;
c) Cả năm tài khóa của nhà sản xuất nguyên liệu cho ngành ô tô;
Với điều kiện hàng hóa được sản xuất trong suốt năm tài khóa, quý hoặc tháng hình thành nên phương pháp tính, trong đó:
- Trung bình cộng theo quy định tại điểm a khoản này được tính độc lập đối với những hàng hóa được bán cho ít nhất một nhà sản xuất phương tiện xe có động cơ; hoặc
- Trung bình cộng theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này được tính độc lập đối với những hàng hóa được xuất khẩu tới lãnh thổ của một Nước thành viên khác.
5. Theo quy định tại Điều này:
a) Dòng xe có động cơ là bất kỳ nhóm nào trong những chủng loại xe có động cơ dưới đây:
- Xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8701.20, xe chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên được phân loại ở phân nhóm 8702.10 hoặc phân nhóm 8702.90, và xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8704.10, 8704.22, 8704.23, 8704.32 hoặc 8704.90, hoặc nhóm 8705 hoặc nhóm 8706;
- Xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8701.10 hoặc phân nhóm từ 8701.30 đến phân nhóm 8701.90;
- Xe chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống được phân loại ở phân nhóm 8702.10 hoặc phân nhóm 8702.90, và xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8704.21 hoặc phân nhóm 8704.31;
- Xe có động cơ được phân loại từ phân nhóm 8703.21 đến phân nhóm 8703.90; hoặc
- Xe có động cơ được phân loại ở nhóm 8711.
b) Kiểu xe có động cơ là tập hợp các xe có động cơ cùng kiểu và tên mẫu;
c) Chi phí lãi vay không cho phép là chi phí lãi suất của nhà sản xuất vượt quá 700 điểm cơ bản trên mức lợi tức từ các khoản nợ có kỳ hạn được phát hành bởi chính quyền trung ương của Nước thành viên nơi hàng hóa được sản xuất ra.
d) Phân bổ hợp lý là sự phân bổ phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.
đ) Tiền bản quyền là các hình thức thanh toán bao gồm thanh toán hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thỏa thuận tương tự, được tạo ra nhằm sử dụng hoặc quyền sử dụng bất kỳ quyền tác giả; tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; bằng sáng chế; nhãn hiệu hàng hóa; thiết kế; kiểu mẫu; kế hoạch; công thức hoặc quy trình sản xuất bí mật, ngoại trừ các khoản chi trả dưới sự hỗ trợ kỹ thuật hoặc các thỏa thuận tương tự mà có thể liên quan đến các dịch vụ cụ thể như:
- Đào tạo nhân sự, không phân biệt nơi đào tạo; hoặc
- Chế tạo, gia công, đặt khuôn, thiết kế phần mềm và dịch vụ điện toán tương tự, hoặc các dịch vụ khác, nếu được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.
e) Chương trình khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng là các chi phí liên quan đến khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi được liệt kê dưới đây:
- Bán hàng và xúc tiến tiếp thị; quảng cáo trên các phương tiện truyền thông; quảng cáo và nghiên cứu thị trường; tài liệu quảng cáo và trình diễn; triển lãm; hội nghị bán hàng, triển lãm và hội nghị thương mại; băng rôn; màn hình tiếp thị; các mẫu miễn phí; bán hàng, dịch vụ tiếp thị và sau bán hàng sử dụng tài liệu in ấn (tài liệu quảng cáo hàng hóa, ca-ta-lô, tài liệu kỹ thuật, bảng giá, hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các thông tin hỗ trợ bán hàng); lập và bảo hộ lô-gô và thương hiệu; tài trợ; chi phí cộng thêm cho bán buôn và bán lẻ; và các hình thức giải trí;
- Các hình thức đẩy mạnh bán hàng và tiếp thị hàng hóa; người tiêu dùng; giảm giá cho người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng; và các hình thức khuyến khích buôn bán khác;
- Tiền lương, tiền công; tiền hoa hồng bán hàng; tiền thưởng; phúc lợi như y tế, bảo hiểm hoặc trợ cấp hưu trí; du lịch và chi phí sinh hoạt; và phí thành viên và chi phí dịch vụ để khuyến mãi, tiếp thị và chi phí nhân sự dịch vụ hậu mãi;
- Tuyển dụng và đào tạo về khuyến mãi, tiếp thị và chi phí nhân sự dịch vụ hậu mãi; đào tạo sau bán hàng cho nhân viên chăm sóc khách hàng, nếu các chi phí này được tính riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng của hàng hóa trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí nhà sản xuất;
Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa;
- Vật tư văn phòng phẩm cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng, nếu các chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hóa trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;
- Điện thoại, hòm thư điện tử và các thông tin liên lạc, nếu những chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hóa trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;
- Tiền thuê và khấu hao của trung tâm phân phối và văn phòng dịch vụ hậu mãi, khuyến mãi;
- Phí bảo hiểm tài sản, các khoản thuế, chi phí điện nước, sửa chữa và chi phí bảo trì của trung tâm phân phối, văn phòng khuyến mãi, tiếp thị và sau bán hàng, nếu những chi phí này được xác định riêng cho khuyến mãi, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi của hàng hóa trên các báo cáo tài chính hoặc các tài khoản chi phí của nhà sản xuất;
- Các khoản thanh toán của nhà sản xuất cho cá nhân khác để sửa chữa, bảo hành.
g) Chi phí vận chuyển và đóng gói là các chi phí phát sinh để đóng gói một hàng hóa cho lô hàng và để vận chuyển hàng hóa đó từ các điểm giao hàng trực tiếp cho người mua, không bao gồm chi phí để chuẩn bị và đóng gói hàng hóa để bán lẻ.
h) Tổng chi phí là tất cả chi phí sản phẩm, chi phí kỳ hạn và các chi phí khác phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên nơi:
- Chi phí sản phẩm là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất của hàng hóa, bao gồm trị giá nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí phân bổ trực tiếp.
- Chi phí kỳ hạn là những chi phí, trừ chi phí sản phẩm, được tính vào chi phí trong kỳ phát sinh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tổng hợp.
- Chi phí khác là tất cả các chi phí được ghi sổ của nhà sản xuất mà không phải là chi phí sản phẩm hoặc chi phí kỳ hạn như lãi suất.
Tổng chi phí không bao gồm lợi nhuận thu được bởi các nhà sản xuất, bất kể chúng được giữ lại bởi các nhà sản xuất hoặc chi trả cho cá nhân khác như cổ tức, hoặc nộp thuế trên các khoản lợi nhuận, bao gồm thuế trên các khoản thu từ vốn.
1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ trong trường hợp hàng hóa được sản xuất tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên bởi một hay nhiều nhà sản xuất, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định tại Điều 5 và các quy định khác tại Thông tư này.
2. Hàng hóa hoặc nguyên liệu có xuất xứ tại một hay nhiều Nước thành viên được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa khác tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của Nước thành viên đó.
3. Quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên bởi một hay nhiều nhà sản xuất được tính vào thành phần có xuất xứ của hàng hóa khi xác định xuất xứ hàng hóa, không tính đến quá trình sản xuất đủ để nguyên liệu trở thành có xuất xứ.
1. Trừ trường hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, hàng hóa có chứa nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng được quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu trị giá của tất cả các nguyên liệu nói trên không vượt quá 10% trị giá hàng hóa, được định nghĩa tại
2. Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng khi sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất hàng hóa khác.
3. Trường hợp hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá nguyên liệu không có xuất xứ đó được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính hàm lượng giá trị khu vực.
4. Đối với hàng dệt may, áp dụng theo quy định tại
Điều 15. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau
Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được coi là có xuất xứ trong trường hợp:
1. Chia tách thực tế từng hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau.
2. Áp dụng các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được thừa nhận trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi nếu hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được trộn lẫn, với điều kiện nguyên tắc kế toán về quản lý kho được lựa chọn sử dụng phải áp dụng trong suốt năm tài khóa đó.
Điều 16. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng
1. Theo quy định tại Điều này;
a) Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí xuất xứ thuần túy hay đáp ứng quy trình sản xuất hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này không được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
b) Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, xét theo từng trường hợp.
2. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng của hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều này được coi là có xuất xứ cùng với hàng hóa mà chúng đi kèm.
3. Theo quy định tại Điều này, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng được tính đến khi:
a) Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng được phân loại, đi kèm và cùng hóa đơn với hàng hóa đó;
b) Chủng loại, số lượng và trị giá của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng phù hợp với hàng hóa theo thông lệ.
Điều 17. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để bán lẻ
1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hay hàng hóa có xuất xứ thuần túy, vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa để bán lẻ phân loại cùng hàng hóa được coi là có xuất xứ.
2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, trị giá vật liệu, bao bì đóng gói hàng hóa để bán lẻ được phân loại cùng hàng hóa được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, xét theo từng trường hợp.
Điều 18. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển
Vật liệu, bao bì đóng gói hàng hóa để vận chuyển không được tính khi xác định xuất xứ của hàng hóa.
Điều 19. Nguyên liệu gián tiếp
Nguyên liệu gián tiếp được coi là có xuất xứ mà không cần xét đến việc nó được sản xuất ở đâu.
1. Đối với bộ hàng hóa được phân loại theo quy tắc 3a hoặc 3b của Quy tắc tổng quát của Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa, xuất xứ của bộ hàng hóa được xác định theo Quy tắc cụ thể mặt hàng áp dụng cho bộ hàng hóa đó.
2. Đối với bộ hàng hóa được phân loại theo quy tắc 3c của Quy tắc tổng quát của Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa, bộ hàng hóa đó chỉ được coi là có xuất xứ nếu từng hàng hóa trong bộ hàng hóa có xuất xứ. Bộ hàng hóa và các hàng hóa trong bộ hàng hóa đó phải đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, đối với một bộ hàng hóa được phân loại theo quy tắc 3c của Quy tắc tổng quát của Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa, bộ hàng hóa đó được coi là có xuất xứ nếu trị giá hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa không vượt quá 10% trị giá của bộ hàng hóa đó.
4. Theo quy định tại khoản 3 Điều này, trị giá hàng hóa không có xuất xứ trong bộ hàng hóa và trị giá bộ hàng hóa được tính như cách tính giá nguyên liệu không có xuất xứ và trị giá hàng hóa.
Điều 21. Quá cảnh và chuyển tải
1. Hàng hóa được vận chuyển tới Nước thành viên nhập khẩu vẫn được giữ nguyên xuất xứ nếu không quá cảnh, chuyển tải qua lãnh thổ của Nước không phải thành viên.
2. Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều Nước không phải thành viên, hàng hóa đó được giữ nguyên xuất xứ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất, gia công nào bên ngoài lãnh thổ các Nước thành viên, trừ trường hợp:
- Bốc, dỡ hàng, chia tách lô hàng, lưu kho, dán nhãn hoặc đánh dấu theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu; hoặc
- Các hoạt động cần thiết khác để bảo quản tốt hàng hóa hoặc để vận chuyển hàng hóa tới lãnh thổ của Nước thành viên nhập khẩu.
b) Dưới sự giám sát của cơ quan hải quan trong lãnh thổ của Nước không phải thành viên.
Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 03/2019/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/01/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 343 đến số 344
- Ngày hiệu lực: 08/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Quy định về nguyên liệu tái sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tân trang, tái chế tạo
- Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
- Điều 9. Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
- Điều 10. Trị giá nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
- Điều 11. Điều chỉnh thêm trị giá nguyên liệu
- Điều 12. Chi phí tịnh
- Điều 13. Cộng gộp
- Điều 14. De Minimis
- Điều 15. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau
- Điều 16. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, tài liệu về sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng
- Điều 17. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để bán lẻ
- Điều 18. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển
- Điều 19. Nguyên liệu gián tiếp
- Điều 20. Bộ hàng hóa
- Điều 21. Quá cảnh và chuyển tải