Điều 33 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
1. Bước 1: Xác định nhu cầu, đề xuất phê duyệt chủ trương bổ nhiệm
Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, xác định nhu cầu và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.
Kết quả Hội nghị, Cục trưởng có Tờ trình đề nghị Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự có Tờ trình đề nghị lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
2. Bước 2: Giới thiệu và đề xuất phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm
Trên cơ sở phê duyệt chủ trương bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động của Cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động do Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.
Kết quả Hội nghị, Cục trưởng báo cáo Tổng cục phê duyệt hoặc trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm; Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục; Sơ yếu lý lịch của nhân sự được giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ.
Trên cơ sở Tờ trình của Cục Thi hành án dân sự, Tổng cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để cho ý kiến về phương án nhân sự theo đề xuất của Cục. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Tổng cục thông báo kết quả bằng văn bản cho Cục Thi hành án dân sự.
3. Bước 3:
a) Đối với nhân sự tại chỗ: Trên cơ sở kết quả phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Cục trưởng tổ chức Hội nghị với thành phần, thực hiện nội dung theo quy định tại
Sau Hội nghị, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đề nghị cấp ủy Cục có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Trên cơ sở phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Cục trưởng thực hiện theo quy định tại
4. Bước 4: Cục trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Cục với thành phần, thực hiện nội dung theo quy định tại
5. Bước 5: Tập thể lãnh đạo Cục xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có) và biểu quyết nhân sự. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số tập thể lãnh đạo Cục đồng ý.
6. Bước 6: Căn cứ kết quả thực hiện các bước theo quy trình, Cục trưởng ký Công văn lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nhân sự đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp cần thiết, Cục trưởng đề nghị Tổng cục trưởng gửi Công văn lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
7. Bước 7: Sau khi có văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất về nhân sự bổ nhiệm, Cục trưởng trình Tổng cục trưởng quyết định bổ nhiệm nhân sự.
Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục quy định tại các
Trường hợp cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến khác, Cục trưởng báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự để cho ý kiến.
8. Bước 8: Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm của Tổng cục trưởng. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
9. Hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại các
Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 02/2017/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/03/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chuẩn chung
- Điều 5. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự
- Điều 6. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Cực trưởng Cục Thi hành án dân sự
- Điều 7. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chánh Văn phòng
- Điều 8. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chánh Văn phòng
- Điều 9. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 10. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 11. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 12. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 13. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ
- Điều 14. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ
- Điều 15. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán
- Điều 16. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán
- Điều 17. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 18. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 19. Nguyên tắc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm
- Điều 20. Nguồn nhân sự bổ nhiệm và tuổi bổ nhiệm
- Điều 21. Thời hạn giữ chức vụ
- Điều 22. Đánh giá công chức, viên chức
- Điều 23. Các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm
- Điều 24. Lấy phiếu tín nhiệm
- Điều 25. Báo cáo lãnh đạo Bộ khi thực hiện quy trình công tác cán bộ
- Điều 28. Quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục
- Điều 29. Bổ nhiệm đối với Phó Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục
- Điều 30. Bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 31. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 32. Quy trình bổ nhiệm đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 33. Quy trình bổ nhiệm đối với Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 34. Bổ nhiệm lãnh đạo Cục do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 35. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 36. Quy trình bổ nhiệm đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự
- Điều 37. Bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 38. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 39. Quy trình bổ nhiệm đối với Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 40. Quy trình bổ nhiệm đối với Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 41. Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 42. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 43. Điều kiện về bổ nhiệm lại
- Điều 44. Thời gian triển khai thủ tục bổ nhiệm lại
- Điều 45. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại
- Điều 49. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 50. Đối tượng đăng ký dự thi tuyển
- Điều 51. Kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 52. Nội quy, quy chế thi tuyển
- Điều 53. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 54. Giám sát kỳ thi
- Điều 55. Điều kiện và hồ sơ đăng ký dự thi tuyển
- Điều 56. Sơ tuyển ngạch Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 57. Hình thức thi và thời gian thi
- Điều 58. Cách tính Điểm các bài thi
- Điều 59. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 60. Thông báo và công nhận kết quả kỳ thi
- Điều 61. Bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 62. Bổ nhiệm bổ sung Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 63. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường họp quy định tại các khoản 6, 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự
- Điều 64. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại Điều 63 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
- Điều 66. Đối tượng và nguyên tắc bổ nhiệm
- Điều 67. Hội đồng kiểm tra, sát hạch và nội dung kiểm tra, sát hạch
- Điều 68. Nguyên tắc quản lý, sử dụng
- Điều 69. Mẫu, nội dung Thẻ Chấp hành viên
- Điều 70. Mẫu, nội dung Thẻ Thẩm tra viên thi hành án
- Điều 71. Trang phục nam
- Điều 72. Trang phục nữ
- Điều 73. Lễ phục nam
- Điều 74. Lễ phục nữ
- Điều 75. Mũ Kê pi
- Điều 76. Cơlavát
- Điều 77. Bảng tên trên ngực áo
- Điều 78. Giầy da, thắt lưng da, mũ bảo hiểm thi hành án
- Điều 79. Các loại trang phục khác
- Điều 80. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
- Điều 81. Quản lý kinh phí in, cấp, thu hồi Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án
- Điều 82. Quản lý, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu