Mục 1 Chương 3 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
1. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
2. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của công chức, viên chức.
3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Điều 20. Nguồn nhân sự bổ nhiệm và tuổi bổ nhiệm
1. Nhân sự bổ nhiệm, được giới thiệu bổ nhiệm phải có trong quy hoạch chức danh dự kiến bổ nhiệm; trường hợp cần thiết được chọn nhân sự trong quy hoạch các chức danh tương đương nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đồng ý.
Trường hợp đặc biệt, do nhân sự tại chỗ không đáp ứng yêu cầu để bổ nhiệm vào các vị trí còn thiếu, phải lựa chọn nhân sự từ cơ quan khác chưa có trong quy hoạch chức danh dự kiến bổ nhiệm thì phải được sự đồng ý về chủ trương của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đối với Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục và Lãnh đạo các Cục Thi hành án dân sự), của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự) trước khi bổ nhiệm.
2. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu vị trí lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng yêu cầu về độ tuổi bổ nhiệm theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại là 05 năm tính từ ngày bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và được ghi trong quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
2. Thời gian công chức, viên chức được giao quyền cấp trưởng, phụ trách đơn vị không được tính vào thời hạn bổ nhiệm.
3. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới, thời hạn giữ chức vụ tính từ ngày được bổ nhiệm chức vụ mới.
4. Trường hợp thay đổi chức vụ lãnh đạo, quản lý do thay đổi tên gọi tổ chức, thời hạn giữ chức vụ tính từ ngày được bổ nhiệm chức vụ cũ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn từ đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác, nếu được bổ nhiệm lại, thì thời hạn giữ chức vụ được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
6. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác thì không phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại. Trường hợp này, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét nếu vẫn đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ và trao đổi với cấp ủy theo quy định tại Thông tư này để quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý, cơ quan, người có thẩm quyền phải thực hiện việc đánh giá công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
1. Các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bao gồm:
a) Hội nghị tập thể lãnh đạo;
b) Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động;
c) Hội nghị cán bộ chủ chốt.
2. Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 trên tổng số thành phần triệu tập dự họp có mặt.
3. Trước khi vào hội nghị, chủ trì hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm thư ký của hội nghị.
4. Nội dung, kết quả hội nghị phải được lập thành biên bản.
1. Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:
a) Công chức, viên chức tập sự;
b) Người lao động ký hợp đồng có thời gian công tác thực tế tại đơn vị dưới 12 tháng.
3. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ bỏ một phiếu.
4. Khi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay).
5. Tỷ lệ phiếu tín nhiệm đồng ý bổ nhiệm được tính như sau: Số phiếu tín nhiệm đồng ý/Số phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra.
6. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị trước được công bố công khai tại các Hội nghị tiếp theo.
Điều 25. Báo cáo lãnh đạo Bộ khi thực hiện quy trình công tác cán bộ
Trường hợp nhân sự thuộc đối tượng phải báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư này, đơn vị chủ trì thực hiện quy trình báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự cho ý kiến trước khi trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.
Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 02/2017/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/03/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chuẩn chung
- Điều 5. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự
- Điều 6. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Cực trưởng Cục Thi hành án dân sự
- Điều 7. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chánh Văn phòng
- Điều 8. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chánh Văn phòng
- Điều 9. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 10. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 11. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 12. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 13. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ
- Điều 14. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ
- Điều 15. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán
- Điều 16. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán
- Điều 17. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 18. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 19. Nguyên tắc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm
- Điều 20. Nguồn nhân sự bổ nhiệm và tuổi bổ nhiệm
- Điều 21. Thời hạn giữ chức vụ
- Điều 22. Đánh giá công chức, viên chức
- Điều 23. Các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm
- Điều 24. Lấy phiếu tín nhiệm
- Điều 25. Báo cáo lãnh đạo Bộ khi thực hiện quy trình công tác cán bộ
- Điều 28. Quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục
- Điều 29. Bổ nhiệm đối với Phó Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục
- Điều 30. Bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 31. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 32. Quy trình bổ nhiệm đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 33. Quy trình bổ nhiệm đối với Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 34. Bổ nhiệm lãnh đạo Cục do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 35. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 36. Quy trình bổ nhiệm đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự
- Điều 37. Bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 38. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 39. Quy trình bổ nhiệm đối với Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 40. Quy trình bổ nhiệm đối với Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
- Điều 41. Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục do đơn vị thay đổi tên gọi
- Điều 42. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị
- Điều 43. Điều kiện về bổ nhiệm lại
- Điều 44. Thời gian triển khai thủ tục bổ nhiệm lại
- Điều 45. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại
- Điều 49. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 50. Đối tượng đăng ký dự thi tuyển
- Điều 51. Kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 52. Nội quy, quy chế thi tuyển
- Điều 53. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 54. Giám sát kỳ thi
- Điều 55. Điều kiện và hồ sơ đăng ký dự thi tuyển
- Điều 56. Sơ tuyển ngạch Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 57. Hình thức thi và thời gian thi
- Điều 58. Cách tính Điểm các bài thi
- Điều 59. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 60. Thông báo và công nhận kết quả kỳ thi
- Điều 61. Bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 62. Bổ nhiệm bổ sung Chấp hành viên sơ cấp
- Điều 63. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường họp quy định tại các khoản 6, 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự
- Điều 64. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại Điều 63 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
- Điều 66. Đối tượng và nguyên tắc bổ nhiệm
- Điều 67. Hội đồng kiểm tra, sát hạch và nội dung kiểm tra, sát hạch
- Điều 68. Nguyên tắc quản lý, sử dụng
- Điều 69. Mẫu, nội dung Thẻ Chấp hành viên
- Điều 70. Mẫu, nội dung Thẻ Thẩm tra viên thi hành án
- Điều 71. Trang phục nam
- Điều 72. Trang phục nữ
- Điều 73. Lễ phục nam
- Điều 74. Lễ phục nữ
- Điều 75. Mũ Kê pi
- Điều 76. Cơlavát
- Điều 77. Bảng tên trên ngực áo
- Điều 78. Giầy da, thắt lưng da, mũ bảo hiểm thi hành án
- Điều 79. Các loại trang phục khác
- Điều 80. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
- Điều 81. Quản lý kinh phí in, cấp, thu hồi Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án
- Điều 82. Quản lý, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu