Chương 3 Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
NGHIÊN CỨU, CHỌN, TẠO, KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG VẬT NUÔI MỚI
Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống vật nuôi phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành Chăn nuôi, ngành Thuỷ sản.
Điều 15. Khảo nghiệm giống vật nuôi mới
1. Giống vật nuôi mới chỉ được công nhận và đưa vào Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành sau khi đã qua khảo nghiệm đạt kết quả theo yêu cầu.
2. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:
a) Xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của giống vật nuôi mới;
b) Đánh giá tác hại của giống.
3. Tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi mới phải làm hồ sơ xin khảo nghiệm gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản. Hồ sơ xin khảo nghiệm bao gồm:
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm;
b) Hồ sơ giống vật nuôi, trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống;
c) Dự kiến cơ sở khảo nghiệm.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và xem xét hồ sơ;
b) Trả lời bằng văn bản về việc chấp nhận khảo nghiệm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu từ chối phải nêu rõ lý do.
5. Tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi mới tự chọn cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại
Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới
1. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống vật nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Có địa điểm phù hợp với quy hoạch và bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;
d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản.
3. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi mới theo các quy trình khảo nghiệm đối với từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;
b) Chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả khảo nghiệm đã thực hiện.
Điều 17. Đặt tên giống vật nuôi mới
1. Mỗi giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp.
2. Không chấp nhận các trường hợp đặt tên giống vật nuôi mới sau đây:
a) Trùng hoặc tương tự với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các chữ số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống vật nuôi đó.
Điều 18. Công nhận giống vật nuôi mới
1. Giống vật nuôi mới chỉ được công nhận khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới;
b) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận giống vật nuôi mới.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét, quyết định công nhận giống vật nuôi mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.
Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- Số hiệu: 16/2004/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 24/03/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về giống vật nuôi
- Điều 6. Giống vật nuôi có gen đã bị biến đổi và giống vật nuôi nhân bản vô tính
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống vật nuôi
- Điều 8. Khen thưởng
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Quản lý nguồn gen vật nuôi
- Điều 11. Nội dung bảo tồn nguồn gen vật nuôi
- Điều 12. Thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm
- Điều 13. Trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm
- Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới
- Điều 15. Khảo nghiệm giống vật nuôi mới
- Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới
- Điều 17. Đặt tên giống vật nuôi mới
- Điều 18. Công nhận giống vật nuôi mới
- Điều 19. Điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi
- Điều 20. Sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng
- Điều 21. Nhãn giống vật nuôi
- Điều 22. Xuất khẩu giống vật nuôi
- Điều 23. Nhập khẩu giống vật nuôi