Chương 2 Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004
Điều 9. Tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia
1. Tổng mức dự trữ quốc gia được tăng dần hàng năm.
2. Chính phủ trình Quốc hội quyết định tổng mức tăng dự trữ quốc gia hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 10. Phương thức dự trữ quốc gia
1. Dự trữ quốc gia được dự trữ bằng hàng và bằng tiền đồng Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định tỷ lệ giữa dự trữ quốc gia bằng hàng và dự trữ quốc gia bằng tiền.
Điều 11. Danh mục hàng dự trữ quốc gia và thẩm quyền quản lý
1. Các mặt hàng đưa vào dự trữ quốc gia phải là những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, quan trọng, đáp ứng mục tiêu quy định tại
2. Chính phủ quyết định danh mục hàng dự trữ quốc gia và phân công các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định sau đây:
a) Bộ Tài chính trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, bình ổn thị trường, ổn định đời sống nhân dân;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, trừ các bộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia khác theo đặt hàng của Nhà nước. Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính ký hợp đồng thuê các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành trực tiếp tổ chức bảo quản hàng dự trữ quốc gia quy định tại điểm này.
3. Danh mục hàng dự trữ quốc gia được xác định hàng năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Điều 12. Kế hoạch dự trữ quốc gia
1. Kế hoạch dự trữ quốc gia được xây dựng năm năm, hàng năm và được tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia bao gồm:
a) Mục tiêu, yêu cầu của dự trữ quốc gia;
b) Khả năng của ngân sách nhà nước;
c) Dự báo về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế;
d) Dự báo khác liên quan đến dự trữ quốc gia.
3. Nội dung kế hoạch dự trữ quốc gia bao gồm:
a) Mức dự trữ tồn kho cuối kỳ, mức dự trữ tồn quỹ cuối kỳ;
b) Kế hoạch tăng, giảm và luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia;
c) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật;
d) Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ;
đ) Cân đối nguồn tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch dự trữ quốc gia để cân đối, tổng hợp trình Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.
Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004
- Điều 1. Mục tiêu của dự trữ quốc gia
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Tổ chức dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 7. Nguồn hình thành quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia
- Điều 9. Tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia
- Điều 10. Phương thức dự trữ quốc gia
- Điều 11. Danh mục hàng dự trữ quốc gia và thẩm quyền quản lý
- Điều 12. Kế hoạch dự trữ quốc gia
- Điều 13. Ngân sách chi cho quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 14. Ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 15. Ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 16. Chế độ quản lý tài chính, ngân sách; chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước; chế độ báo cáo
- Điều 17. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 18. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch
- Điều 19. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 20. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 21. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 22. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 23. Quản lý giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 24. Phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 27. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 28. Trách nhiệm bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 29. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự trữ quốc gia
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc sử dụng hàng dự trữ quốc gia