Chương 1 Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004
Điều 1. Mục tiêu của dự trữ quốc gia
Dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước.
Pháp lệnh này quy định việc xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành dự trữ quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng dự trữ quốc gia.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động dự trữ quốc gia là các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia; điều hành nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.
2. Quỹ dự trữ quốc gia là khoản tích lũy từ ngân sách nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Hàng dự trữ quốc gia là những vật tư, hàng hoá trong danh mục dự trữ quốc gia.
4. Dự trữ quốc gia bằng tiền là khoản tiền dự trữ trong quỹ dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
5. Điều hành dự trữ quốc gia là các hoạt động về quản lý nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.
6. Tổng mức dự trữ quốc gia là tổng giá trị quỹ dự trữ quốc gia.
7. Tổng mức tăng dự trữ quốc gia là tổng số tiền bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội thông qua dành cho việc tăng quỹ dự trữ quốc gia.
8. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ phân công trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
9. Đơn vị dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.
Điều 5. Tổ chức dự trữ quốc gia
1. Việc tổ chức dự trữ quốc gia phải bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất vào một đầu mối của Nhà nước, có phân công cho các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm bộ phận ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực.
Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia
1. Quỹ dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, bí mật, an toàn; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu trong mọi tình huống; quỹ dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đầy đủ, kịp thời.
2. Quỹ dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng quỹ dự trữ quốc gia để hoạt động kinh doanh.
Điều 7. Nguồn hình thành quỹ dự trữ quốc gia
Quỹ dự trữ quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm quỹ dự trữ quốc gia, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
b) Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia;
c) Nhập, xuất quỹ dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền;
d) Sử dụng quỹ dự trữ quốc gia sai mục đích, lãng phí;
đ) Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để tham ô, trục lợi;
e) Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát tài sản dự trữ quốc gia;
g) Kinh doanh, cầm cố, thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản thuộc dự trữ quốc gia;
h) Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.
Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004
- Điều 1. Mục tiêu của dự trữ quốc gia
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Tổ chức dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 7. Nguồn hình thành quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia
- Điều 9. Tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia
- Điều 10. Phương thức dự trữ quốc gia
- Điều 11. Danh mục hàng dự trữ quốc gia và thẩm quyền quản lý
- Điều 12. Kế hoạch dự trữ quốc gia
- Điều 13. Ngân sách chi cho quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 14. Ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 15. Ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 16. Chế độ quản lý tài chính, ngân sách; chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước; chế độ báo cáo
- Điều 17. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 18. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch
- Điều 19. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 20. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 21. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 22. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 23. Quản lý giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 24. Phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 27. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 28. Trách nhiệm bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 29. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự trữ quốc gia
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc sử dụng hàng dự trữ quốc gia