Điều 24 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
Điều 24. Kỹ thuật viện dẫn văn bản
1. Việc viện dẫn văn bản có liên quan được thực hiện như sau:
a) Đối với văn bản được viện dẫn là luật, pháp lệnh, phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, tên gọi của văn bản và số, ký hiệu văn bản;
b) Đối với văn bản khác, phải ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi của văn bản.
2. Trường hợp viện dẫn đến phần hoặc chương thì phải xác định rõ phần, chương của văn bản đó.
Trường hợp viện dẫn đến chương nằm trong phần, mục nằm trong chương, tiểu mục nằm trong mục thì phải nêu đầy đủ tiểu mục, mục, chương, phần của văn bản đó.
3. Trường hợp viện dẫn đến điều, khoản, điểm thì không phải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục có chứa điều, khoản, điểm đó.
Trường hợp viện dẫn đến khoản, điểm thì phải xác định rõ khoản, điểm thuộc điều cần viện dẫn của văn bản đó.
4. Trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản; nếu viện dẫn đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, tiểu mục, điều này đến mục, tiểu mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải viện dẫn cụ thể.
Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
- Điều 3. Phần mở đầu văn bản
- Điều 4. Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- Điều 5. Tên cơ quan ban hành văn bản
- Điều 6. Số, ký hiệu của văn bản
- Điều 7. Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản
- Điều 8. Tên văn bản
- Điều 9. Căn cứ ban hành văn bản
- Điều 12. Phần kết thúc văn bản
- Điều 13. Thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua luật, nghị quyết
- Điều 14. Chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền ký văn bản
- Điều 15. Trình bày dấu trên văn bản
- Điều 16. Nơi nhận văn bản
- QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÌNH BÀY NỘI DUNG VĂN BẢN
- Điều 17. Trình bày bố cục của văn bản
- Điều 18. Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
- Điều 19. Trình bày số, đơn vị đo lường, ký hiệu, công thức trong văn bản
- Điều 20. Trình bày thời hạn, thời điểm
- Điều 21. Trình bày các nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ tại chương hoặc điều quy định về điều khoản thi hành
- Điều 22. Trình bày quy định chuyển tiếp
- Điều 23. Trình bày quy định về hiệu lực thi hành
- Điều 24. Kỹ thuật viện dẫn văn bản
- TRÌNH BÀY VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
- Điều 25. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
- Điều 26. Bố cục của văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
- Điều 27. Cách đánh số thứ tự của điều khoản bổ sung và trật tự các điều khoản của văn bản được sửa đổi, bổ sung một số điều
- TRÌNH BÀY VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHIỀU VĂN BẢN
- Điều 28. Văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
- Điều 29. Bố cục của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
- Điều 30. Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ
- Điều 31. Trình bày tên cơ quan ban hành văn bản, hình Quốc huy
- Điều 32. Trình bày số, ký hiệu của văn bản
- Điều 33. Trình bày tên văn bản
- Điều 34. Trình bày căn cứ ban hành văn bản
- Điều 35. Trình bày nội dung văn bản
- Điều 36. Trình bày thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua luật, nghị quyết; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản
- Điều 37. Trình bày chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền ký văn bản
- Điều 38. Trình bày nơi nhận văn bản
- Điều 39. Khổ giấy, định lề trang văn bản, phông chữ, đánh số trang văn bản