Chương 2 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
1. Phần mở đầu bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
2. Phần mở đầu pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
3. Phần mở đầu nghị quyết liên tịch trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một chủ thể ban hành (sau đây gọi là nghị quyết liên tịch) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên các cơ quan cùng ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
4. Phần mở đầu lệnh, quyết định của Chủ tịch nước gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; hình Quốc huy; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
5. Phần mở đầu văn bản được ban hành kèm theo văn bản khác (quy chế, quy định) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; tên văn bản và nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo.
1. Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
2. Tiêu ngữ là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Điều 5. Tên cơ quan ban hành văn bản
Tên cơ quan ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 6. Số, ký hiệu của văn bản
1. Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có loại văn bản, số thứ tự của văn bản, năm ban hành văn bản, tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội.
2. Số, ký hiệu của nghị quyết liên tịch gồm có số thứ tự của văn bản, năm ban hành văn bản, tên viết tắt của loại văn bản, tên viết tắt của cơ quan cùng ban hành văn bản.
Nghị quyết liên tịch được đánh số theo hệ thống quản lý văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của lệnh, quyết định của Chủ tịch nước gồm có số thứ tự của văn bản, năm ban hành văn bản, tên viết tắt của loại văn bản, chữ viết tắt chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản.
Điều 7. Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản
1. Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.
2. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng số Ả Rập; đối với số nhỏ hơn 10 và các tháng 1, 2 thì thêm số 0 phía trước.
Tên văn bản gồm tên loại văn bản và tên gọi của văn bản.
Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tên gọi của văn bản là một câu ngắn gọn, một từ hoặc cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
Điều 9. Căn cứ ban hành văn bản
1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản, có hiệu lực pháp lý cao hơn; đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành, tuy chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành.
2. Luật được ban hành căn cứ vào Hiến pháp.
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật (nếu có).
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội (nếu có).
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có).
5. Trường hợp văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản quy định chi tiết.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản, nhưng phải được nêu đầy đủ trong phần quy định về phạm vi điều chỉnh của văn bản.
1. Tùy theo nội dung, văn bản có thể được bố cục như sau:
a) Phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
b) Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm;
c) Chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;
d) Chương, mục, điều, khoản, điểm;
đ) Chương, điều, khoản, điểm;
e) Điều, khoản, điểm.
2. Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý; không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.
3. Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Điều 11. Văn bản ban hành kèm theo văn bản khác
Văn bản ban hành kèm theo văn bản khác gồm một trong hai phần như sau:
1. Phần văn bản ban hành kèm theo văn bản khác chứa đựng các nội dung quy định về việc ban hành kèm theo văn bản đó, tổ chức thực hiện và hiệu lực của văn bản;
2. Phần văn bản được ban hành kèm theo chứa đựng các quy định cụ thể của văn bản. Tùy theo nội dung, văn bản được ban hành kèm theo có thể được bố cục theo quy định tại
Điều 12. Phần kết thúc văn bản
1. Phần kết thúc luật, nghị quyết của Quốc hội gồm có thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua, chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký chứng thực và dấu của người có thẩm quyền ký chứng thực văn bản.
2. Phần kết thúc pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký văn bản và dấu của cơ quan ban hành văn bản.
3. Phần kết thúc nghị quyết liên tịch gồm có chức vụ, họ và tên người đứng đầu các cơ quan cùng ban hành văn bản, dấu của các cơ quan cùng ban hành văn bản và nơi nhận văn bản.
4. Phần kết thúc lệnh của Chủ tịch nước gồm có chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký văn bản và dấu của cơ quan ban hành văn bản.
Phần kết thúc quyết định của Chủ tịch nước gồm có chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký văn bản, dấu của cơ quan ban hành văn bản và nơi nhận văn bản.
5. Phần kết thúc văn bản được ban hành kèm theo văn bản khác gồm có chức vụ, họ và tên người có thẩm quyền ký văn bản và dấu của cơ quan ban hành văn bản.
Điều 13. Thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua luật, nghị quyết
Thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua luật, nghị quyết bao gồm thông tin về kỳ họp Quốc hội, khóa Quốc hội và ngày, tháng, năm thông qua văn bản.
Điều 14. Chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền ký văn bản
1. Chức vụ của người có thẩm quyền ký văn bản theo quy định của pháp luật.
2. Chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền ký văn bản phải được thể hiện đầy đủ trong văn bản.
Đối với nghị quyết liên tịch thì phải ghi rõ tên cơ quan và chức vụ của người ký văn bản.
Điều 15. Trình bày dấu trên văn bản
1. Dấu chỉ được đóng trên văn bản khi người có thẩm quyền đã ký văn bản.
2. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
Tùy theo nội dung của văn bản, nơi nhận văn bản bao gồm:
1. Cơ quan giám sát việc triển khai thi hành văn bản;
2. Cơ quan Công báo;
3. Cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai thi hành văn bản;
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
5. Đơn vị lưu văn bản và đơn vị soạn thảo văn bản.
Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
- Điều 3. Phần mở đầu văn bản
- Điều 4. Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- Điều 5. Tên cơ quan ban hành văn bản
- Điều 6. Số, ký hiệu của văn bản
- Điều 7. Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản
- Điều 8. Tên văn bản
- Điều 9. Căn cứ ban hành văn bản
- Điều 12. Phần kết thúc văn bản
- Điều 13. Thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua luật, nghị quyết
- Điều 14. Chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền ký văn bản
- Điều 15. Trình bày dấu trên văn bản
- Điều 16. Nơi nhận văn bản
- QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÌNH BÀY NỘI DUNG VĂN BẢN
- Điều 17. Trình bày bố cục của văn bản
- Điều 18. Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
- Điều 19. Trình bày số, đơn vị đo lường, ký hiệu, công thức trong văn bản
- Điều 20. Trình bày thời hạn, thời điểm
- Điều 21. Trình bày các nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ tại chương hoặc điều quy định về điều khoản thi hành
- Điều 22. Trình bày quy định chuyển tiếp
- Điều 23. Trình bày quy định về hiệu lực thi hành
- Điều 24. Kỹ thuật viện dẫn văn bản
- TRÌNH BÀY VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
- Điều 25. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
- Điều 26. Bố cục của văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
- Điều 27. Cách đánh số thứ tự của điều khoản bổ sung và trật tự các điều khoản của văn bản được sửa đổi, bổ sung một số điều
- TRÌNH BÀY VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHIỀU VĂN BẢN
- Điều 28. Văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
- Điều 29. Bố cục của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
- Điều 30. Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ
- Điều 31. Trình bày tên cơ quan ban hành văn bản, hình Quốc huy
- Điều 32. Trình bày số, ký hiệu của văn bản
- Điều 33. Trình bày tên văn bản
- Điều 34. Trình bày căn cứ ban hành văn bản
- Điều 35. Trình bày nội dung văn bản
- Điều 36. Trình bày thông tin về thời điểm Quốc hội thông qua luật, nghị quyết; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản
- Điều 37. Trình bày chức vụ, họ và tên của người có thẩm quyền ký văn bản
- Điều 38. Trình bày nơi nhận văn bản
- Điều 39. Khổ giấy, định lề trang văn bản, phông chữ, đánh số trang văn bản