Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
1. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi chung là đương sự) có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự trong những trường hợp sau đây:
a) Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;
Ví dụ: A gây thương tích cho B. Tòa án đang giải quyết vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. B cần tiền ngay để điều trị thương tích tại bệnh viện nên B yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc A thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
b) Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
Ví dụ: A khởi kiện tranh chấp ranh giới bất động sản liền kề với B, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, buộc B giữ nguyên hiện trạng mốc giới ngăn cách đất, không được di dời.
c) Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết;
Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, người vợ đứng tên sổ tiết kiệm tại ngân hàng, người chồng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản đứng tên người vợ để bảo đảm cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng.
d) Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.
Ví dụ: A là nguyên đơn, yêu cầu Tòa án buộc B phải trả cho A 1.000.000.000 đồng tiền vay, để bảo đảm cho việc thi hành án nên A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản thuộc quyền sở hữu của B là ngôi nhà X trị giá 900.000.000 đồng.
Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 3. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 4. Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 5. Về việc Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 6. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 7. Về việc kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 8. Về việc cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định quy định tại Điều 127 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 9. Về cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 10. Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 11. Về thủ tục giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 12. Về xác định giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản quy định tại khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 13. Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 14. Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm là khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 15. Về thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 137 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 16. Về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 17. Về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa quy định tại khoản 3 Điều 141 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 18. Về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 291 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 19. Việc tuyên về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án của Tòa án
- Điều 20. Hiệu lực thi hành