Điều 14 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Điều 14. Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm là khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự
1. Về nguyên tắc chung, khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nhiều ngân hàng, thì người phải thực hiện biện pháp bảo đảm được lựa chọn một ngân hàng trong số các ngân hàng đó và thông báo tên, địa chỉ của ngân hàng mà mình lựa chọn cho Tòa án biết để ra quyết định thực hiện biện pháp bảo đảm.
Trường hợp người phải thực hiện biện pháp bảo đảm có tài khoản hoặc có khoản tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà họ đề nghị Tòa án phong tỏa một phần tài khoản hoặc một phần tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng đó tương đương với nghĩa vụ tài sản của họ thì Tòa án chấp nhận.
2. Thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm được phân biệt như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu trong giai đoạn từ khi thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên tòa, thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm là 02 ngày làm việc, kể từ thời điểm Tòa án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó có thể dài hơn, nhưng trong mọi trường hợp phải được thực hiện trước ngày Tòa án mở phiên tòa.
Nếu tại phiên tòa thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng phải xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào Phòng nghị án để nghị án.
Trường hợp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của đương sự về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà thuộc trường hợp phải buộc thực hiện biện pháp bảo đảm mà người đó cần có thời gian để thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc không thể có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 02 ngày làm việc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 259 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu và được Tòa án chấp nhận.
3. Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì Tòa án chỉ nhận tiền đồng Việt Nam (VNĐ) và tiến hành như sau:
a) Thẩm phán yêu cầu thủ quỹ Tòa án đến trụ sở Tòa án và mời thêm người làm chứng;
b) Người gửi tiền cùng thủ quỹ Tòa án giao nhận từng loại tiền. Thẩm phán lập biên bản giao nhận và niêm phong, trong đó cần ghi đầy đủ cụ thể và mô tả đúng thực trạng vào biên bản;
c) Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản trong thời gian gửi giữ tại Tòa án.
Thẩm phán yêu cầu người gửi, thủ quỹ Tòa án, người làm chứng phải có mặt vào ngày làm việc tiếp theo sau khi kết thúc ngày lễ hoặc ngày nghỉ để mở niêm phong và giao nhận lại tiền;
d) Ngày làm việc tiếp theo sau khi kết thúc ngày lễ hoặc ngày nghỉ, những người có mặt khi niêm phong cùng chứng kiến mở niêm phong. Thủ quỹ cùng người gửi giao nhận lại từng loại tiền theo biên bản giao nhận và niêm phong. Thẩm phán phải lập biên bản mở niêm phong và giao nhận lại;
đ) Người phải thực hiện biện pháp bảo đảm mang khoản tiền đó đến gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng dưới sự giám sát của thủ quỹ Tòa án. Thủ quỹ Tòa án yêu cầu ngân hàng giao cho mình chứng từ về việc nhận khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng và nộp cho Thẩm phán lưu vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp người phải thực hiện biện pháp bảo đảm không đến Tòa án thì Thẩm phán mời thêm người làm chứng (có thể là Hội thẩm nhân dân) đến Tòa án chứng kiến việc mở niêm phong và giao trách nhiệm cho thủ quỹ Tòa án thực hiện việc gửi tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Thẩm phán phải lập biên bản mở niêm phong vắng mặt người phải thực hiện biện pháp bảo đảm và giao trách nhiệm cho thủ quỹ Tòa án thực hiện việc gửi tiền. Người phải thực hiện biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm do hành vi không thực hiện yêu cầu của Tòa án;
e) Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật. Biên bản giao nhận và niêm phong, biên bản mở niêm phong và giao nhận lại phải được lập thành hai bản có chữ ký của Thẩm phán, người gửi, thủ quỹ Tòa án và người làm chứng. Một bản được giao cho người gửi và một bản lưu vào hồ sơ vụ án.
Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 3. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 4. Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 5. Về việc Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 6. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 7. Về việc kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 8. Về việc cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định quy định tại Điều 127 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 9. Về cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 10. Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 11. Về thủ tục giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 12. Về xác định giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản quy định tại khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 13. Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 14. Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm là khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 15. Về thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 137 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 16. Về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 17. Về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa quy định tại khoản 3 Điều 141 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 18. Về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 291 của Bộ luật Tố tụng dân sự
- Điều 19. Việc tuyên về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án của Tòa án
- Điều 20. Hiệu lực thi hành