Điều 23 Nghị định 95/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức tôn giáo có tín đồ là công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức sắc, chức việc ở Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo đề nghị; tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo nước ngoài; lý do đề nghị; họ và tên của người được đề nghị; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước và sau khi được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
c) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
2. Tổ chức tôn giáo ở Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo; lý do đề nghị; họ và tên, phẩm vị (nếu có), quốc tịch của người được đề nghị; phẩm vị được đề nghị;
b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đề nghị;
c) Bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam cấp;
d) Bản sao hộ chiếu, bản chính hoặc bản sao có chứng thực phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người được đề nghị không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo nguyên tắc có đi có lại. Trường hợp người được đề nghị đã cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng liên tục phải có thêm bản chính phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài chưa được cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận thì không được sử dụng chức danh đó để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.
Nghị định 95/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
- Số hiệu: 95/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 57 đến số 58
- Ngày hiệu lực: 30/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 5. Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung
- Điều 6. Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung
- Điều 7. Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Điều 8. Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Điều 9. Trình tự, thủ tục thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 10. Trình tự, thủ tục thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 12. Đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 13. Phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 14. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương
- Điều 15. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 16. Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 17. Phục hồi hoạt động đào tạo cho cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 18. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo
- Điều 19. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 20. Trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc đình chỉ, phục hồi hoạt động, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 21. Chấm dứt hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo; quyền khiếu nại của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo khi bị đình chỉ, giải thể
- Điều 22. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
- Điều 23. Trình tự, thủ tục chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
- Điều 24. Trình tự, thủ tục đăng ký làm chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài
- Điều 25. Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 26. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo
- Điều 27. Hình thức tổ chức, hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ