Chương 2 Nghị định 95/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 4. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).
2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ thuộc phạm vi quản lý.
Điều 5. Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện cũ và người đại diện mới của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;
b) Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới;
c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký;
d) Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 6. Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một xã, người đại diện nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;
b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.
3. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến có địa điểm mới.
Hồ sơ đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo bản sao văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.
Văn bản thông báo nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.
1. Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tôn giáo, tên nhóm; họ và tên, quốc tịch của người đại diện cũ; họ và tên, quốc tịch, nơi cư trú tại Việt Nam của người đại diện mới; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;
b) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc cư trú hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện mới;
c) Biên bản họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một tỉnh, người đại diện nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên, nơi cư trú tại Việt Nam của người đại diện; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;
b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Văn bản chấp thuận của người đại diện cơ sở tôn giáo đối với trường hợp sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo.
3. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn tỉnh khác, người đại diện nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm mới.
Hồ sơ đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo bản sao văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo lập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.
Văn bản thông báo nêu rõ tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.
Mục 3. THAY ĐỔI TÊN, TRỤ SỞ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC
Điều 9. Trình tự, thủ tục thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Trước khi thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên tổ chức tôn giáo hoặc tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi thay đổi; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;
b) Bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo;
c) Bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Bản sao văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Thẩm quyền chấp thuận:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 10. Trình tự, thủ tục thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Trước khi thay đổi trụ sở, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi thay đổi;
b) Bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với trường hợp thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo đến địa bàn tỉnh khác hoặc bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc đến địa bàn tỉnh khác;
c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc thay đổi địa điểm;
d) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở mới.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh khi thay đổi trụ sở có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại điểm a, c và d khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh còn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ.
Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; họ và tên người đại diện của tổ chức; lý do, thời điểm thay đổi; trụ sở của tổ chức trước và sau khi thay đổi kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới.
Nghị định 95/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
- Số hiệu: 95/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 57 đến số 58
- Ngày hiệu lực: 30/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 5. Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung
- Điều 6. Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung
- Điều 7. Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Điều 8. Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Điều 9. Trình tự, thủ tục thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 10. Trình tự, thủ tục thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 12. Đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 13. Phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 14. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương
- Điều 15. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 16. Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 17. Phục hồi hoạt động đào tạo cho cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 18. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo
- Điều 19. Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- Điều 20. Trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc đình chỉ, phục hồi hoạt động, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo
- Điều 21. Chấm dứt hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo; quyền khiếu nại của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo khi bị đình chỉ, giải thể
- Điều 22. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
- Điều 23. Trình tự, thủ tục chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
- Điều 24. Trình tự, thủ tục đăng ký làm chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài
- Điều 25. Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 26. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo
- Điều 27. Hình thức tổ chức, hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ