Chương 7 Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG KHÔNG
Điều 35. Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
1. Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành về bảo đảm an ninh hàng không.
2. Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác bảo đảm an ninh hàng không; tổ chức định kỳ đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không; chỉ đạo hoàn thiện, nâng cấp hệ thống bảo đảm an ninh hàng không; chỉ đạo thực hiện Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; chỉ đạo, giải quyết các vướng mắc phát sinh giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
3. Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia cấp thẻ cho thành viên Ủy ban, giấy phép cho phương tiện của Ủy ban để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ. Phương tiện thực hiện nhiệm vụ được ưu tiên, miễn các loại phí, giá khi tham gia giao thông đường bộ và hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
Điều 36. Bộ Giao thông vận tải
1. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh cho hoạt động hàng không dân dụng; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng không.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của điều ước quốc tế về an ninh hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không thực hiện công tác bảo đảm an ninh hàng không, cụ thể:
b) Thiết lập hệ thống báo cáo, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá sự cố, nguy cơ đe dọa đến an ninh hàng không; quyết định áp dụng các biện pháp, quy trình, thủ tục phòng ngừa an ninh hàng không phù hợp với nguy cơ đe dọa;
c) Xây dựng, huấn luyện, diễn tập, tổ chức thực hiện phương án khẩn nguy sân bay, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
d) Công tác báo cáo, xử lý, khắc phục, điều tra, xác minh các vụ việc vi phạm, uy hiếp an ninh hàng không, sự cố an ninh hàng không; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an ninh hàng không;
đ) Thực hiện các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an ninh hàng không, phục vụ an ninh, quốc phòng, khẩn nguy quốc gia.
4. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bảo đảm an ninh hàng không.
5. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng, phòng, chống khủng bố và giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, phòng, chống khủng bố liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng. Định kỳ và đột xuất trao đổi, cung cấp, đánh giá thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn khủng bố, các tổ chức phản động và các loại tội phạm, âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cho Bộ Giao thông vận tải.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị công an liên quan phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không; đánh giá rủi ro và mức độ, nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không; quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh; bảo vệ an ninh nội bộ, hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không.
3. Xây dựng phương án bảo vệ, thực hiện phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở của ngành hàng không. Tiếp nhận, xử lý tội phạm và các vụ việc vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định pháp luật.
4. Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm. Xây dựng lực lượng an ninh trên không. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không; nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy của ngành hàng không dân dụng.
1. Chủ trì quản lý, bảo vệ vùng trời quốc gia; phòng, chống hành vi sử dụng tên lửa vác vai nhằm vào tàu bay dân dụng. Định kỳ hoặc đột xuất trao đổi, cung cấp, đánh giá thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn khủng bố, các tổ chức phản động và các loại tội phạm, âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cho Bộ Giao thông vận tải.
2. Xây dựng phương án bảo vệ, thực hiện phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và an toàn xã hội tại sân bay dùng chung.
3 .Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc phòng cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quân đội liên quan phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không; đánh giá rủi ro và mức độ, nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không.
Chỉ đạo các đơn vị Hải quan tại các cảng hàng không quốc tế phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong quá trình kiểm tra, kiểm soát hành lý, hàng hóa, bưu gửi để phát hiện, ngăn chặn vật phẩm nguy hiểm đưa trái phép lên tàu bay và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cơ chế tiền lương phù hợp cho các đối tượng là công chức, viên chức chuyên trách và kiêm nhiệm hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không.
1. Phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và an toàn xã hội tại địa bàn; tiếp nhận, xử lý tội phạm và các vụ việc vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định pháp luật.
2. Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan trong việc chống hành vi sử dụng tên lửa vác vai tấn công tàu bay dân dụng. Triển khai thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm.
3. Tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 6. Thiết lập và bảo vệ khu vực hạn chế
- Điều 7. Bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay
- Điều 8. Bảo vệ khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không
- Điều 9. Lục soát an ninh hàng không
- Điều 10. Quy định về lục soát an ninh hàng không
- Điều 11. Kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay
- Điều 12. Kiểm soát an ninh hàng không đối với tổ bay, hành khách và hành lý
- Điều 13. Kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi
- Điều 14. Kiểm soát an ninh hàng không đối với suất ăn, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên chuyến bay, nhiên liệu cho tàu bay và các đồ vật khác đưa lên tàu bay
- Điều 15. Vận chuyển và mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay
- Điều 16. Vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 17. Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh
- Điều 18. Cấm vận chuyển bằng đường hàng không
- Điều 19. Thu thập thông tin và đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 20. Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
- Điều 21. Kiểm soát tài liệu an ninh hàng không
- Điều 22. Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không
- Điều 23. Bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không
- Điều 24. Tuyên truyền bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 25. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
- Điều 26. Mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 27. Biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 28. Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 29. Yêu cầu đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 31. Chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 32. Yêu cầu về kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay
- Điều 33. Yêu cầu về trang bị, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không