Chương 3 Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
Điều 26. Mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
1. Chủ động ngăn chặn và đối phó có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; ưu tiên bảo đảm an toàn cho tính mạng con người; ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng cho con tin và chỉ sử dụng biện pháp vũ trang cần thiết khi không còn cách giải quyết nào khác.
2. Ưu tiên về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
3. Duy trì tối đa khả năng hoạt động bình thường tại nơi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Công ước quốc tế về hàng không dân dụng và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ, bao gồm: Phương án đối phó tại chỗ; lực lượng tại chỗ; trang thiết bị tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Điều 27. Biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
1. Việc đối phó trực tiếp với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng được thực hiện theo quy định tại Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tại các địa phương nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 6. Thiết lập và bảo vệ khu vực hạn chế
- Điều 7. Bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay
- Điều 8. Bảo vệ khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không
- Điều 9. Lục soát an ninh hàng không
- Điều 10. Quy định về lục soát an ninh hàng không
- Điều 11. Kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay
- Điều 12. Kiểm soát an ninh hàng không đối với tổ bay, hành khách và hành lý
- Điều 13. Kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi
- Điều 14. Kiểm soát an ninh hàng không đối với suất ăn, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên chuyến bay, nhiên liệu cho tàu bay và các đồ vật khác đưa lên tàu bay
- Điều 15. Vận chuyển và mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay
- Điều 16. Vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 17. Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh
- Điều 18. Cấm vận chuyển bằng đường hàng không
- Điều 19. Thu thập thông tin và đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 20. Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
- Điều 21. Kiểm soát tài liệu an ninh hàng không
- Điều 22. Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không
- Điều 23. Bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không
- Điều 24. Tuyên truyền bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 25. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
- Điều 26. Mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 27. Biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 28. Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 29. Yêu cầu đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 31. Chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 32. Yêu cầu về kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay
- Điều 33. Yêu cầu về trang bị, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không