Chương 4 Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
LỰC LƯỢNG KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG
Điều 28. Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
3. Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay.
4. Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
Điều 29. Yêu cầu đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Có hệ thống tổ chức độc lập.
2. Những người đứng đầu của các bộ phận thuộc hệ thống không kiêm nhiệm và được phê chuẩn theo quy định.
3. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, cấp giấy phép theo quy định.
Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền.
2. Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
3. Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối.
6. Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định.
7. Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
8. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Điều 31. Chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động hàng không dân dụng
- Điều 6. Thiết lập và bảo vệ khu vực hạn chế
- Điều 7. Bảo vệ khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay
- Điều 8. Bảo vệ khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không
- Điều 9. Lục soát an ninh hàng không
- Điều 10. Quy định về lục soát an ninh hàng không
- Điều 11. Kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay
- Điều 12. Kiểm soát an ninh hàng không đối với tổ bay, hành khách và hành lý
- Điều 13. Kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi
- Điều 14. Kiểm soát an ninh hàng không đối với suất ăn, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên chuyến bay, nhiên liệu cho tàu bay và các đồ vật khác đưa lên tàu bay
- Điều 15. Vận chuyển và mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay
- Điều 16. Vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 17. Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh
- Điều 18. Cấm vận chuyển bằng đường hàng không
- Điều 19. Thu thập thông tin và đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 20. Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
- Điều 21. Kiểm soát tài liệu an ninh hàng không
- Điều 22. Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không
- Điều 23. Bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không
- Điều 24. Tuyên truyền bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 25. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
- Điều 26. Mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 27. Biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 28. Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 29. Yêu cầu đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 31. Chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 32. Yêu cầu về kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay
- Điều 33. Yêu cầu về trang bị, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không