Điều 11 Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
1. Đối với Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn và thực hiện mở sổ sách theo dõi việc nhập, xuất hoá đơn, đăng ký sử dụng, thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn theo đúng quy định;
b) Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng, quản lý hoá đơn của tổ chức, cá nhân in, phát hành, sử dụng hoá đơn;
c) Phải thực hiện bảo quản, quản lý hoá đơn, không được để hư hỏng, mất hoá đơn;
Khi thu hồi hoá đơn để thanh hủy phải lập bảng kê chi tiết, ký hiệu, số lượng, số thứ tự hoá đơn thanh hủy. Việc thanh huỷ hoá đơn phải được Bộ Tài chính chấp thuận và phải thành lập Hội đồng thanh huỷ. Hội đồng thanh huỷ hoá đơn do Bộ Tài chính quy định.
2. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn:
a) Phải sử dụng hoá đơn theo đúng quy định, không được mua, bán, cho hoá đơn hoặc dùng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác; không được sử dụng hoá đơn để kê khai khống thuế, chi phí, thanh quyết toán tài chính;
b) Mở sổ sách theo dõi, có nội quy quản lý và phương tiện bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo quy định của pháp luật. Không được để hư hỏng, mất hoá đơn;
c) Phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn về việc mất hoá đơn;
d) Phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng hoá đơn theo đúng quy định.
Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
- Số hiệu: 89/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/11/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 61
- Ngày hiệu lực: 22/11/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Loại, hình thức và nội dung của hoá đơn
- Điều 3. Một số từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:
- Điều 4. Các hành vi bị cấm
- Điều 5. In hoá đơn
- Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tự in hoá đơn
- Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của tổ chức nhận in hoá đơn
- Điều 8. Phát hành hoá đơn
- Điều 9. Sử dụng hoá đơn
- Điều 10. Sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản
- Điều 11. Quản lý hoá đơn
- Điều 12. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về in hoá đơn
- Điều 13. Đối với hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hoá đơn
- Điều 14. Đối với hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn
- Điều 15. Đối với hành vi vi phạm về quản lý hoá đơn
- Điều 16. Đối với hành vi làm mất, cho, bán hoá đơn
- Điều 17. Các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế
- Điều 18. Các biện pháp khắc phục khác
- Điều 19. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, cưỡng chế và thời hiệu thi hành quy định xử phạt
- Điều 20. Thẩm quyền xử lý vi phạm
- Điều 21. Xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
- Điều 24. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
- Điều 25. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
- Điều 26.