Chương 3 Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
Điều 12. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về in hoá đơn
1) Đối với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9. 000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.
2. Đối với tổ chức nhận in hoá đơn
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.
Điều 13. Đối với hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hoá đơn
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn nhưng không thực hiện thông báo phát hành hoá đơn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn tự in không đăng ký sử dụng hoá đơn với cơ quan Thuế.
Điều 14. Đối với hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi lập hoá đơn không ghi rõ các chỉ tiêu: Chữ ký, hình thức thanh toán.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ, trừ các trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định không phải lập hoá đơn.
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 10.000.000 đồng trở lên.
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của hoá đơn đã sử dụng.
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn giả.
8. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm
Điều 15. Đối với hành vi vi phạm về quản lý hoá đơn
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn chậm; lưu trữ, bảo quản hoá đơn không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hoá đơn không đúng quy định cho mỗi số hoá đơn sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng
Điều 16. Đối với hành vi làm mất, cho, bán hoá đơn
1. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên 2 của mỗi số hoá đơn chưa sử dụng.
2. Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hóa đơn đã sử dụng.
3. Đối với hành vi cho, bán hóa đơn:
a) Trường hợp cho, bán hóa đơn phát hiện đã sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại
b) Trường hợp cho, bán hóa đơn chưa sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Mức phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này tối đa là 50.000.000 đồng.
Điều 17. Các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại
1. Bị truy thu đủ số thuế trốn.
2. Bị xử phạt về thuế theo quy định tại các Luật thuế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng mà theo quy định của pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 18. Các biện pháp khắc phục khác
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại các
2. Tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn khi:
a) Có hành vi mua, bán hoá đơn không đúng quy định tại Nghị định này;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn và thuế quy định tại Nghị định này.
c) Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày vi phạm tại điểm a khoản này bị phát hiện và từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quyết định xử phạt tại điểm b khoản này. Nếu vi phạm được khắc phục trong thời gian sớm hơn 3 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn sẽ hết hiệu lực ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong.
Trường hợp, quá thời hạn 3 tháng mà các vi phạm tại điểm a, b khoản này chưa được khắc phục thì áp dụng biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan Thuế có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Cơ quan Thuế có quyền thu hồi hoá đơn hết hạn sử dụng; hoá đơn đổi mẫu; hoá đơn đã thông báo mất mà tìm lại được; hoá đơn in trùng ký hiệu, trùng số; hoá đơn rách nát; hoá đơn sử dụng không đúng quy định và số tiền thu được do bán hoá đơn trái quy định tại Nghị định này.
Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn phải thi hành quyết định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm. Nếu cố tình không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm thì bị cưỡng chế chấp hành theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Thẩm quyền xử lý vi phạm
Cơ quan thuế, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn; thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn dẫn đến khai man, trốn thuế thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Thuế để xử lý hành vi vi phạm về khai man, trốn thuế.
3. Các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn dẫn đến trốn thuế mà theo quy định của pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành phải lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn cho cơ quan đã đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
- Số hiệu: 89/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/11/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 61
- Ngày hiệu lực: 22/11/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Loại, hình thức và nội dung của hoá đơn
- Điều 3. Một số từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:
- Điều 4. Các hành vi bị cấm
- Điều 5. In hoá đơn
- Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tự in hoá đơn
- Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của tổ chức nhận in hoá đơn
- Điều 8. Phát hành hoá đơn
- Điều 9. Sử dụng hoá đơn
- Điều 10. Sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản
- Điều 11. Quản lý hoá đơn
- Điều 12. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về in hoá đơn
- Điều 13. Đối với hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hoá đơn
- Điều 14. Đối với hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn
- Điều 15. Đối với hành vi vi phạm về quản lý hoá đơn
- Điều 16. Đối với hành vi làm mất, cho, bán hoá đơn
- Điều 17. Các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế
- Điều 18. Các biện pháp khắc phục khác
- Điều 19. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, cưỡng chế và thời hiệu thi hành quy định xử phạt
- Điều 20. Thẩm quyền xử lý vi phạm
- Điều 21. Xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn
- Điều 24. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
- Điều 25. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
- Điều 26.