Điều 42 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Điều 42. Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội
a) Kiểm tra việc đóng, hưởng các chế độ hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động.
b) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Yêu cầu điều tra lại các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
a) Tuyên truyền mở rộng các đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động.
b) Thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ theo các quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; kịp thời thông tin cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi phát hiện các hành vi gian lận, không bảo đảm đủ điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Nghị định này.
c) Đảm bảo kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin điện tử về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để thường xuyên cập nhật, chia sẻ các thông tin phục vụ việc lập kế hoạch, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Nghị định này.
d) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; lưu trữ các hồ sơ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
đ) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
e) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp kết quả thu, chi và tình hình chi trả kinh phí hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của cả năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc theo Mẫu số 14 tại Phụ lục của Nghị định này.
g) Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp kết quả thu, chi và tình hình chi trả kinh phí hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của năm trước và dự toán thu Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của năm báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
i) Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi các khoản tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi sai do thông tin phục vụ việc tra cứu, xem xét duyệt kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không chính xác, dẫn đến việc ban hành các quyết định.
k) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
- Số hiệu: 88/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 821 đến số 822
- Ngày hiệu lực: 15/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
- Điều 5. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
- Điều 6. Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 53 của Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với trường hợp bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở
- Điều 7. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát
- Điều 8. Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
- Điều 9. Ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- Điều 10. Tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 11. Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 12. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
- Điều 13. Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 14. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 15. Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 16. Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 17. Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 19. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 20. Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 21. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 22. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 23. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 24. Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 25. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 27. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
- Điều 28. Trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 29. Mức hỗ trợ kinh phí và thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 30. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 31. Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 32. Điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 33. Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 34. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 35. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện
- Điều 36. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 37. Nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 38. Lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 39. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp