Chương 4 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
1. Việc giao kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro dựa trên nguyên tắc sau:
a) Địa phương chủ động xây dựng, đề xuất kế hoạch hỗ trợ;
b) Ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và hoạt động phòng ngừa cho những ngành, lĩnh vực có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Ưu tiên địa phương, người sử dụng lao động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
2. Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro phải ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ chế độ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và hoạt động điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Hằng năm, trước ngày 01 tháng 6, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan dự kiến nhu cầu sử dụng kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro và chi phí hoạt động quản lý về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của năm sau, lập kế hoạch đề xuất theo Mẫu số 13 tại Phụ lục của Nghị định này, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định.
2. Việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán các khoản chi từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 39. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
- Số hiệu: 88/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 821 đến số 822
- Ngày hiệu lực: 15/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
- Điều 5. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
- Điều 6. Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 53 của Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với trường hợp bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở
- Điều 7. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát
- Điều 8. Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
- Điều 9. Ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- Điều 10. Tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 11. Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 12. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
- Điều 13. Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 14. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 15. Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 16. Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 17. Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 19. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 20. Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 21. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 22. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 23. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 24. Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 25. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 27. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
- Điều 28. Trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 29. Mức hỗ trợ kinh phí và thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 30. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 31. Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 32. Điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 33. Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 34. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 35. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện
- Điều 36. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 37. Nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 38. Lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 39. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp