Điều 40 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hỗ trợ của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đề nghị của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và báo cáo của cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức và hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, lập kế hoạch đề xuất việc giao kinh phí hỗ trợ và kinh phí quản lý cho các địa phương trên cơ sở dự toán thu của năm giao, thực chi của năm trước, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ở địa phương.
4. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, căn cứ mục tiêu phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các nhóm ngành, nghề, lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch và triển khai các hoạt động hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Chính phủ việc triển khai chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
8. Thực hiện và chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ứng dụng, hiện đại hóa công nghệ thông tin để đảm bảo việc tiếp nhận dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chia sẻ từ cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
- Số hiệu: 88/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 821 đến số 822
- Ngày hiệu lực: 15/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
- Điều 5. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
- Điều 6. Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 53 của Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với trường hợp bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở
- Điều 7. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát
- Điều 8. Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
- Điều 9. Ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- Điều 10. Tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 11. Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 12. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
- Điều 13. Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 14. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 15. Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Điều 16. Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 17. Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 19. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Điều 20. Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 21. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 22. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 23. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Điều 24. Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 25. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
- Điều 27. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
- Điều 28. Trường hợp được hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 29. Mức hỗ trợ kinh phí và thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 30. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 31. Trình tự hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 32. Điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 33. Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 34. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 35. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện
- Điều 36. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 37. Nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 38. Lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 39. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp