Chương 3 Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố sau đây:
a) Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp, bao gồm; công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
b) Thành tố thứ hai: Tên riêng của doanh nghiệp;
Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tên riêng bằng tiếng nước ngoài đã đăng ký để cấu thành một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hay yếu tố phụ trợ khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Khi không còn kinh doanh ngành, nghề hoặc thực hiện hình thức đầu tư đã dùng để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên.
3. Nếu tên riêng của doanh nghiệp sử dụng các thành tố có tính chất mô tả xuất xứ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì phải được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận.
Điều 11. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy định này không bao gồm doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
4. Không được sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định này. Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.
Điều 12. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và";
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc "mới" ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Điều 13. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác theo quy định tại
2. Căn cứ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật Doanh nghiệp và quy định tại Chương này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
3. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các công ty đang hoạt động lưu giữ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- Số hiệu: 88/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/08/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 31 đến số 32
- Ngày hiệu lực: 27/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của người thành lập doanh nghiệp
- Điều 4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh
- Điều 6. Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
- Điều 9. Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh
- Điều 10. Tên doanh nghiệp
- Điều 11. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- Điều 12. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
- Điều 13. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
- Điều 14. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân
- Điều 15. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh
- Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 17. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi và đối với công ty nhận sáp nhập.
- Điều 18. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Điều 19. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Điều 20. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 21. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 22. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 23. Lệ phí đăng ký kinh doanh
- Điều 24. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Điều 25. Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
- Điều 26. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Điều 27. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
- Điều 28. Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
- Điều 29. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
- Điều 30. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Điều 31. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty
- Điều 32. Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần
- Điều 33. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 34. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động theo quyết định của Toà án
- Điều 35. Quyền khiếu nại của doanh nghiệp
- Điều 36. Hộ kinh doanh
- Điều 37. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
- Điều 38. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
- Điều 39. Thời điểm kinh doanh
- Điều 40. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
- Điều 41. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 42. Đặt tên hộ kinh doanh
- Điều 43. Tạm ngừng kinh doanh
- Điều 44. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 45. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 46. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 47. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
- Điều 48. Xử lý vi phạm, khen thưởng
- Điều 49. Hiệu lực thi hành
- Điều 50.