Điều 20 Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
Điều 20. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ
1. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước chỉ áp dụng đối với các khoản viện trợ do chủ dự án tự quản lý và thực hiện.
2. Đối với khoản viện trợ do Bên cung cấp viện trợ trực tiếp quản lý, thực hiện: Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; tuân thủ các quy định về kế toán, thuế và các quy định pháp luật có liên quan. Trường hợp, Bên cung cấp viện trợ bàn giao quyền sở hữu đối với các tài sản, trang thiết bị của chương trình, dự án cho Chủ dự án, Chủ dự án thực hiện việc xác lập sở hữu tài sản theo quy định hiện hành.
3. Viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được dự toán, kiểm soát chi, hạch toán, ghi thu ghi chi, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quản lý tài chính quy định tại Nghị định này. Trường hợp phát sinh mới chưa tổng hợp trong dự toán được cấp có thẩm quyền phân bố và giao kế hoạch, chủ dự án lập dự toán bổ sung theo quy định pháp luật về quản lý nhà nước và pháp luật có liên quan.
4. Đối với vốn viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, sử dụng theo văn kiện chương trình, dự án, phi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên tiếp nhận viện trợ và tuân thủ các quy định về kế toán, thuế và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Đối với khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn thực hiện, tùy theo tính chất của khoản viện trợ được ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc thu khác của doanh nghiệp.
Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
- Số hiệu: 80/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 707 đến số 708
- Ngày hiệu lực: 17/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 5. Hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ
- Điều 6. Vốn chuẩn bị khoản viện trợ
- Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt
- Điều 8. Hồ sơ khoản viện trợ
- Điều 9. Cơ quan chủ trì thẩm định
- Điều 10. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án
- Điều 11. Quyết định phê duyệt
- Điều 12. Tổ chức quản lý chương trình, dự án
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ khoản viện trợ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án
- Điều 16. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện
- Điều 17. Bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ
- Điều 18. Bàn giao kết quả thực hiện viện trợ
- Điều 19. Xử lý tranh chấp
- Điều 20. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ
- Điều 21. Mở tài khoản cho chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ
- Điều 22. Lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
- Điều 23. Kiểm soát chi, giải ngân, hạch toán và ghi thu ghi chi vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền
- Điều 24. Tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ
- Điều 25. Thuế đối với các khoản viện trợ
- Điều 26. Kiểm toán các khoản viện trợ
- Điều 27. Nội dung quản lý nhà nước về viện trợ
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản