Điều 13 Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản
1. Vận động viện trợ trên cơ sở nhu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực tiếp nhận viện trợ.
2. Phê duyệt các khoản viện trợ theo thẩm quyền.
3. Quyết định tổ chức bộ máy quản lý thực hiện chương trình, dự án.
4. Phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án; lập kế hoạch tài chính, dự toán thu chi ngân sách nhà nước hằng năm trên cơ sở đề xuất của Chủ khoản viện trợ, phù hợp quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chỉ đạo công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách, việc thực hiện công tác đấu thầu theo thỏa thuận với Bên cung cấp viện trợ.
6. Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, báo cáo đầy đủ các nguồn vốn, tài sản tiếp nhận, sử dụng các khoản viện trợ. Phê duyệt quyết toán hàng năm và khi kết thúc dự án.
7. Chịu trách nhiệm định kỳ tổng hợp báo cáo tài chính các khoản viện trợ do cơ quan chủ quản phê duyệt.
8. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành các quy định hiện hành về quản lý dự án.
9. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình giải ngân, sử dụng viện trợ; báo cáo tổng hợp hàng năm về kết quả vận động viện trợ, tình hình thực hiện, giám sát, đánh giá các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền quản lý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm tiếp sau; gửi báo cáo kết thúc khoản viện trợ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong vống 06 tháng sau khi kết thúc khoản viện trợ.
10. Chịu trách nhiệm về thất thoát, lãng phí, tham nhũng và các sai phạm khác trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ thuộc thẩm quyền quản lý.
Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
- Số hiệu: 80/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 707 đến số 708
- Ngày hiệu lực: 17/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 5. Hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ
- Điều 6. Vốn chuẩn bị khoản viện trợ
- Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt
- Điều 8. Hồ sơ khoản viện trợ
- Điều 9. Cơ quan chủ trì thẩm định
- Điều 10. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án
- Điều 11. Quyết định phê duyệt
- Điều 12. Tổ chức quản lý chương trình, dự án
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ khoản viện trợ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án
- Điều 16. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện
- Điều 17. Bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ
- Điều 18. Bàn giao kết quả thực hiện viện trợ
- Điều 19. Xử lý tranh chấp
- Điều 20. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ
- Điều 21. Mở tài khoản cho chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ
- Điều 22. Lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
- Điều 23. Kiểm soát chi, giải ngân, hạch toán và ghi thu ghi chi vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền
- Điều 24. Tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ
- Điều 25. Thuế đối với các khoản viện trợ
- Điều 26. Kiểm toán các khoản viện trợ
- Điều 27. Nội dung quản lý nhà nước về viện trợ
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản