Chương 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG
Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử
Trang thông tin điện tử được phân loại như sau:
1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.
2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Điều 21. Nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng
1. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng dưới hình thức báo điện tử, xuất bản điện tử và quảng cáo trên mạng phải tuân theo các quy định của pháp Luật về báo chí, xuất bản và quảng cáo.
2. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng dưới hình thức mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp phải tuân theo quy định tại Mục 2 Chương III và các quy định có liên quan tại Nghị định này.
3. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động phải tuân theo quy định tại Mục 3 Chương III và các quy định có liên quan tại Nghị định này.
4. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành phải tuân theo quy định của pháp Luật chuyên ngành và các quy định có liên quan của Nghị định này.
5. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp Luật về các thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa, cung cấp hoặc phát tán trên mạng.
6. Thông tin riêng của tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp Luật. Việc kiểm soát thông tin riêng trên mạng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp Luật.
7. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng không được tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng đồng ý cung cấp thông tin;
b) Các tổ chức, doanh nghiệp có thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc cung cấp thông tin cá nhân để phục vụ cho việc tính cước, lập hóa đơn, chứng từ và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp Luật.
8. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp Luật. Tổ chức, cá nhân khi lưu trữ, truyền đưa trên mạng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp Luật.
Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới
1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp Luật liên quan của Việt Nam.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
MỤC 2. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, MẠNG XÃ HỘI
1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp Luật về báo chí.
2. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp Luật chuyên ngành và các quy định có liên quan của Nghị định này.
a) Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
b) Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;
d) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng xã hội.
10. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và cung cấp thông tin tổng hợp cho công cộng theo quy định của pháp Luật;
2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
3. Xây dựng quy trình quản lý thông tin công cộng;
4. Kiểm tra, giám sát, loại bỏ những thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại
5. Thực hiện quy định của pháp Luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến việc cung cấp và sử dụng thông tin;
6. Lưu trữ thông tin tổng hợp tối thiểu trong 90 ngày kể từ thời điểm thông tin được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp;
7. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;
2. Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
3. Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
4. Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;
5. Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại
6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại
7. Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp Luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
8. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
9. Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội;
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại
1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
MỤC 3. CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
Điều 27. Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
1. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động sau khi đã đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng;
b) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
c) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp Luật và thuê đường truyền dẫn viễn thông để kết nối tới các doanh nghiệp viễn thông;
2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
3. Được phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet theo quy hoạch và quy định quản lý tài nguyên viễn thông;
4. Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin phù hợp theo quy định của pháp Luật có liên quan;
5. Ban hành quy trình, quy chế, thủ tục cung cấp và sử dụng dịch vụ và giải quyết khiếu nại trên cơ sở tuân thủ quy định về quản lý, lưu trữ, truyền đưa thông tin số của Luật công nghệ thông tin và quy định của pháp Luật về chống thư rác;
6. Cung cấp dịch vụ theo đúng chất lượng, giá cước dịch vụ đã công bố với người sử dụng dịch vụ;
7. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông di động
Doanh nghiệp viễn thông di động có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện hợp tác kinh doanh với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo nguyên tắc sau đây:
a) Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;
b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Bảo đảm hoạt động an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;
d) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Cung cấp kết nối cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động tại bất kỳ điểm nào khả thi về mặt kỹ thuật trên mạng viễn thông và thực hiện kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;
e) Không phân biệt đối xử về kết nối, giá cước, thanh toán, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
2. Từ chối kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp không đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định tại
3. Tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động vi phạm quy định về việc cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
4. Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động để giải quyết khiếu nại, tranh chấp về giá cước, chất lượng dịch vụ cho người sử dụng;
5. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
Người sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng các dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;
2. Tuân thủ quy định sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động và dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp Luật;
3. Tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc quyết định sử dụng dịch vụ của mình;
4. Có quyền khiếu nại, tố cáo khi nội dung dịch vụ nhận được không đúng với nội dung dịch vụ mà tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động đã công bố, thỏa thuận.
Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- Số hiệu: 72/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/07/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 443 đến số 444
- Ngày hiệu lực: 01/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng
- Điều 5. Các hành vi bị cấm
- Điều 6. Cấp phép cung cấp dịch vụ Internet
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
- Điều 8. Điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng
- Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet
- Điều 11. Kết nối Internet
- Điều 12. Đăng ký tên miền
- Điều 13. Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
- Điều 14. Nhà đăng ký tên miền “.vn”
- Điều 15. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam
- Điều 16. Xử lý tranh chấp tên miền
- Điều 17. Phân bổ, cấp, thu hồi địa chỉ Internet và số hiệu mạng
- Điều 18. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ IPv6
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet
- Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử
- Điều 21. Nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng
- Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới
- Điều 23. Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
- Điều 27. Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông di động
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
- Điều 31. Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng
- Điều 32. Cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi G1
- Điều 33. Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
- Điều 35. Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người chơi
- Điều 38. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng
- Điều 39. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin
- Điều 40. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin
- Điều 41. Cung cấp dịch vụ an toàn thông tin
- Điều 42. Phân định cấp độ hệ thống thông tin
- Điều 43. Ứng cứu sự cố mạng
- Điều 44. Nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp đối với việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin