Điều 63 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
Điều 63. Các loại hợp đồng về nhà ở
1. Việc mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thể chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải lập thành văn bản (gọi chung là hợp đồng về nhà ở). Hợp đồng về nhà ở phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 93 của Luật Nhà ở, quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị định này. Trường hợp tổ chức tặng cho nhà ở thì phải có văn bản tặng cho.
2. Đối với hợp đồng mua bán nhà ở do được đầu tư xây dựng mới (bao gồm mua bán nhà ở có sẵn và mua bán nhà ở hình thành trong tương lai) thì ngoài yêu cầu phải tuân thủ quy định tại khoản 1 điều này, trong hợp đồng mua bán còn phải nêu rõ các nội dung, thời hạn và trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; giá trị quyền sử dụng đất trong giá bán nhà ở và trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước của bên bán nhà ở; trong trường hợp mua bán căn hộ chung cư thì còn phải ghi rõ thêm phần diện tích thuộc quyền sở hữu chung, phần diện tích thuộc quyền sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư, khoản kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà ở và cách tính diện tích căn hộ mua bán. Hợp đồng mua bán nhà ở được ký với bên bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì không phải công chứng, chứng thực.
Trường hợp mua bán nhà ở thông qua hình thức đấu giá thì nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở ngoài yêu cầu phải tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
3. Hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của hai bên và không phải công chứng, chứng thực.
Hợp đồng thuê nhà ở xã hội được ký theo định kỳ nhưng tối đa không vượt quá năm năm. Hết thời hạn, bên thuê được cơ quan có thẩm quyền xem xét gia hạn hợp đồng nếu thực hiện đầy đủ các quy định về thuê nhà trong quá trình thuê nhà và vẫn thuộc đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở xã hội. Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội được ký theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người thuê mua trên cơ sở quy định của Nghị định này.
4. Hợp đồng thuê nhà ở công vụ quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan và không phải công chứng, chứng thực. Hợp đồng thuê nhà ở công vụ được ký định kỳ theo thời gian người thuê đảm nhận chức vụ theo quyết định điều động hoặc luân chuyển cán bộ nhưng tối đa không vượt quá năm năm. Trường hợp hết thời hạn cho thuê mà đối tượng đang thuê nhà vẫn đủ tiêu chuẩn về đối tượng, điều kiện và diện tích thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và trả đầy đủ tiền thuê nhà ở thì đơn vị quản lý nhà ở công vụ tiếp tục ký hợp đồng thuê theo thời hạn quy định tại khoản này.
5. Hợp đồng thuê nhà ở thương mại quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của hai bên theo quy định của Luật Nhà ở và Bộ luật Dân sự. Trường hợp cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng hoặc bên cho thuê là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì không phải công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà ở.
6. Hợp đồng ủy quyền quản lý, trông coi, sử dụng nhà ở, ủy quyền bán, cho thuê nhà ở phải có công chứng hoặc chứng thực. Các bên chỉ được ký kết hợp đồng ủy quyền và cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực chỉ được thực hiện công chứng, chứng thực các hợp đồng ủy quyền quy định tại khoản này khi nhà ở đã được xây dựng xong (áp dụng đối với nhà ở có sẵn).
7. Các hợp đồng đổi, tặng cho, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở được lập theo quy định của Luật Nhà ở và Bộ luật Dân sự.
8. Thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng về nhà ở quy định tại điều này được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
9. Bộ Xây dựng quy định và ban hành mẫu hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng cho thuê nhà ở (gồm cho thuê nhà ở thương mại, nhà ở công vụ và thuê nhà ở xã hội), hợp đồng thuê mua nhà ở, hợp đồng về tặng cho và hợp đồng đổi nhà theo quy định tại điều này.
Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
- Số hiệu: 71/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 382 đến số 383
- Ngày hiệu lực: 08/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các loại dự án phát triển nhà ở
- Điều 5. Yêu cầu đối với dự án phát triển nhà ở
- Điều 6. Nội dung hồ sơ dự án phát triển nhà ở
- Điều 7. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án, chấp thuận đầu tư đối với dự án phát triển nhà ở
- Điều 8. Thực hiện dự án phát triển nhà ở
- Điều 9. Huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 10. Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng dự án phát triển nhà ở
- Điều 11. Nghiệm thu công trình thuộc dự án phát triển nhà ở
- Điều 12. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 13. Lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 14. Đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 15. Quyền của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 16. Nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại
- Điều 17. Phát triển nhà ở công vụ
- Điều 18. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở công vụ
- Điều 19. Vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 20. Quỹ đất xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 21. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
- Điều 22. Thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 23. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 24. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 25. Sắp xếp, bố trí và ký hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ
- Điều 26. Giá cho thuê nhà ở công vụ
- Điều 27. Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
- Điều 28. Quản lý sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ
- Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ
- Điều 31. Phát triển nhà ở xã hội
- Điều 32. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội
- Điều 33. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 34. Ưu đãi chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 35. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội
- Điều 36. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội
- Điều 37. Đối tượng được mua, được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 38. Điều kiện được mua, được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 39. Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 40. Quản lý sử dụng nhà ở xã hội
- Điều 41. Yêu cầu về việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 42. Khảo sát, thiết kế và xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 43. Quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 44. Quy định về việc tạo lập hợp pháp nhà ở
- Điều 45. Quy định về việc công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở
- Điều 46. Bảo hành nhà ở
- Điều 47. Bảo trì nhà ở
- Điều 48. Cải tạo nhà ở
- Điều 49. Phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 50. Quản lý vận hành nhà chung cư
- Điều 51. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 52. Cải tạo, phá dỡ nhà chung cư
- Điều 53. Nguyên tắc quản lý sử dụng nhà biệt thự
- Điều 54. Phân loại nhà biệt thự
- Điều 55. Bảo trì nhà biệt thự
- Điều 56. Cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự
- Điều 57. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung nhưng có chủ sở hữu chung vắng mặt
- Điều 58. Thuê mua nhà ở xã hội
- Điều 59. Đổi nhà ở
- Điều 60. Giao dịch về nhà ở thông qua sàn giao dịch bất động sản
- Điều 61. Thế chấp nhà ở
- Điều 62. Giao dịch về nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia
- Điều 63. Các loại hợp đồng về nhà ở
- Điều 64. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thuê mua, thừa kế nhà ở
- Điều 65. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 66. Giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 67. Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 68. Thủ tục quản lý việc sở hữu một nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 69. Xử lý hành vi vi phạm quy định về việc sở hữu một nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 70. Sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 71. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam
- Điều 72. Các trường hợp được hưởng giá trị của nhà ở
- Điều 73. Xây dựng định hướng phát triển nhà ở quốc gia
- Điều 74. Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương
- Điều 75. Lập Quỹ phát triển nhà ở
- Điều 76. Quản lý và cung cấp thông tin về nhà ở
- Điều 77. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Điều 78. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản
- Điều 79. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 80. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của các Bộ, ngành liên quan
- Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
- Điều 82. Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản