Chương 1 Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
1. Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam.
2. Các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Nghị định này cũng áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan đến đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Khi hoạt động tại cảng biển và luồng hàng hải của Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp có sự khác nhau về cùng một nội dung điều chỉnh giữa quy định của Nghị định này với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác do Chính phủ ban hành thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ quy định của Nghị định này và điều kiện đặc thù tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được giao để ban hành “Nội quy cảng biển” sau khi đã được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
2. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.
3. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
4. Khu vực tiếp nhận tàu thuyền ngoài khơi (cảng dầu khí ngoài khơi) là khu vực để tàu biển ra, vào hoạt động, bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác tại các công trình ngoài khơi.
5. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác.
6. Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn.
7. Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu thuyền ra, vào cảng biển an toàn.
8. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước để tàu thuyền neo đậu đón trả hoa tiêu.
9. Vùng kiểm dịch là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu thực hiện kiểm dịch.
10. Khu tránh bão là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu tránh bão.
11. Vùng neo đậu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác.
12. Vùng quay trở tàu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền quay trở.
13. Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hoá, hành khách.
14. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ và các phương tiện thủy khác.
15. Chủ tàu là chủ sở hữu tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền.
16. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
17. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- Số hiệu: 71/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/07/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 14/08/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Nội quy cảng biển
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Công bố danh mục phân loại cảng biển
- Điều 7. Nguyên tắc đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải
- Điều 8. Giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cảng biển, luồng hàng hải
- Điều 9. Giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển
- Điều 10. Điều kiện công bố mở cảng biển, quyết định đưa bến cảng, cầu cảng vào sử dụng
- Điều 11. Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng biển
- Điều 12. Thủ tục công bố mở cảng biển
- Điều 13. Thủ tục đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng
- Điều 14. Thông báo đưa công trình khác vào sử dụng
- Điều 15. Đóng cảng biển hoặc tạm thời không cho tàu thuyền ra vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng và khu chuyển tải
- Điều 16. Thủ tục công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải
- Điều 17. Danh bạ cảng biển và luồng hàng hải
- Điều 18. Nguyên tắc quản lý, khai thác cảng biển
- Điều 19. Nguyên tắc quản lý, khai thác luồng hàng hải
- Điều 20. Bảo vệ công trình cảng biển, luồng hàng hải
- Điều 21. Quản lý phí, lệ phí hàng hải
- Điều 22. Yêu cầu chung đối với tàu thuyền vào cảng biển
- Điều 23. Thủ tục xin phép đến cảng biển đối với một số loại tàu thuyền đặc thù
- Điều 24. Thông báo tàu thuyền đến cảng biển
- Điều 25. Xác báo tàu thuyền đến cảng biển
- Điều 26. Điều động tàu thuyền vào cảng biển
- Điều 27. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền vào cảng biển
- Điều 28. Thông báo tàu thuyền rời cảng biển
- Điều 29. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ khi làm thủ tục tàu thuyền rời cảng biển
- Điều 30. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ làm thủ tục cho tàu thuyền xuất nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi
- Điều 31. Điều kiện tàu thuyền rời cảng biển
- Điều 32. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh
- Điều 33. Thời gian làm thủ tục
- Điều 34. Hình thức khai báo
- Điều 37. Yêu cầu đối với hoạt động của tàu thuyền
- Điều 38. Yêu cầu đối với việc neo đậu của tàu thuyền
- Điều 39. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng
- Điều 40. Cập mạn tàu thuyền
- Điều 41. Trực ca khi tàu thuyền hoạt động tại cảng
- Điều 42. Thủ tục tạm giữ tàu biển
- Điều 45. Treo cờ đối với tàu thuyền
- Điều 46. Cầu thang và dây buộc tàu
- Điều 47. An toàn, trật tự, vệ sinh trên tàu thuyền
- Điều 48. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu
- Điều 49. Hoạt động thể thao và diễn tập quân sự
- Điều 50. Vận chuyển người, hàng hóa và hoạt động nghề cá trong vùng nước cảng biển.
- Điều 51. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền
- Điều 52. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng
- Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ
- Điều 54. Phối hợp tổ chức phòng chống cháy, nổ tại cảng
- Điều 55. Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác
- Điều 56. Yêu cầu về phòng ngừa ô nhiễm môi trường
- Điều 57. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển