Phần 2 Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ
Phần thứ hai
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Điều 4. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 10, Điều 11 của Luật Sở hữu trí tuệ dựa trên nguyên tắc thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp dưới sự chỉ đạo chung của Chính phủ, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Điều 5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động chung sau đây để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, văn bản pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
b) Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chung về sở hữu trí tuệ do Quốc hội, Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định này;
c) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo Chính phủ tình hình hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ và bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
d) Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, đề án chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Đàm phán, ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về sở hữu trí tuệ; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ trong quan hệ quốc tế;
e) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thiết lập mạng thông tin quốc gia về quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin cho Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin cho Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp:
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
2. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp.
3. Tổ chức hệ thống cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
6. Thực hiện quyền bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quy định tại Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ.
7. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nhà nước và xã hội về sở hữu công nghiệp.
8. Quản lý hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.
9. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.
10. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu công nghiệp; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp.
11. Tổ chức thực hiện giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp.
12. Quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp; cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
13. Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
Điều 7. Cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan trong bảo vệ, kiểm tra, thanh tra, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có trách nhiệm trả lời đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có trách nhiệm tham gia đoàn thanh tra hoặc đoàn kiểm tra khi được yêu cầu để phục vụ công tác thanh tra và kiểm tra.
Điều 8. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về sở hữu trí tuệ
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại
2. Bảo đảm thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ tại địa phương phù hợp và tuân thủ quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin cho Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về sở hữu công nghiệp
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương:
a) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định của địa phương về sở hữu công nghiệp;
c) Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp tại địa phương và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống đó;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp;
đ) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp;
e) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;
g) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp tại địa phương;
h) Quản lý chỉ dẫn địa lý thuộc địa phương, kể cả địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương;
i) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp tại địa phương.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp và quản lý các đối tượng sở hữu công nghiệp do cơ quan mình quản lý.
Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Số hiệu: 65/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Điều 5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
- Điều 7. Cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Điều 8. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về sở hữu trí tuệ
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về sở hữu công nghiệp
- Điều 10. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 11. Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế
- Điều 12. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
- Điều 13. Quyền đăng ký sở hữu công nghiệp theo các điều ước quốc tế
- Điều 14. Thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế
- Điều 15. Cách tính thời hạn
- Điều 16. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 17. Tách đơn, rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; yêu cầu thẩm định nội dung, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế
- Điều 18. Ghi nhận thay đổi người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 19. Đơn PCT
- Điều 20. Xử lý đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 21. Xử lý Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia
- Điều 22. Đơn La Hay
- Điều 23. Xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 24. Xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam
- Điều 25. Đơn Madrid
- Điều 26. Xử lý Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam và các yêu cầu liên quan
- Điều 27. Xử lý Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam
- Điều 28. Chuyển đổi đăng ký quốc tế nhãn hiệu thành đơn nộp theo thể thức quốc gia
- Điều 29. Sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ, thay đổi thông tin trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Điều 30. Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
- Điều 31. Gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Điều 32. Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
- Điều 33. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 34. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 35. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
- Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý
- Điều 37. Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 38. Thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
- Điều 39. Bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hóa phẩm
- Điều 40. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Điều 41. Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
- Điều 42. Đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm
- Điều 43. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 44. Nghĩa vụ thông báo, đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 45. Giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác
- Điều 46. Thực hiện quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp bảo vệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 47. Thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 48. Đơn đăng ký sáng chế mật
- Điều 49. Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật
- Điều 50. Xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật
- Điều 51. Đăng ký sáng chế mật ở nước ngoài
- Điều 52. Quản lý việc sử dụng sáng chế mật
- Điều 53. Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
- Điều 54. Quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
- Điều 55. Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
- Điều 56. Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
- Điều 57. Yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
- Điều 58. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 59. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 60. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu
- Điều 61. Ghi nhận việc sửa đổi nội dung, gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Điều 62. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp
- Điều 63. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 65. Ghi nhận và xóa tên đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 66. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động sở hữu công nghiệp
- Điều 67. Bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp
- Điều 68. Mở rộng phạm vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước
- Điều 69. Khuyến khích tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động sở hữu công nghiệp
- Điều 70. Các biện pháp khác khuyến khích hoạt động sáng tạo
- Điều 71. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 72. Xác định hành vi xâm phạm
- Điều 73. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ
- Điều 74. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế
- Điều 75. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí
- Điều 76. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
- Điều 77. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
- Điều 78. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 79. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại
- Điều 80. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
- Điều 81. Căn cứ xác định tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 82. Nguyên tắc xác định thiệt hại quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 83. Tổn thất về tài sản
- Điều 84. Tổn thất về tinh thần
- Điều 85. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
- Điều 86. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
- Điều 87. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
- Điều 88. Thực hiện quyền tự bảo vệ
- Điều 89. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 90. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 91. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
- Điều 92. Chứng cứ chứng minh xâm phạm
- Điều 93. Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 94. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 95. Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm
- Điều 96. Xử lý hàng hóa xâm phạm
- Điều 97. Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
- Điều 98. Buộc tiêu hủy
- Điều 99. Quyền yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 100. Thẩm quyền tiếp nhận đơn
- Điều 101. Thủ tục xử lý đơn
- Điều 102. Trình tự, thủ tục xử lý hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm
- Điều 103. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 104. Thủ tục kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 105. Hình thức hoạt động giám định của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 107. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 108. Kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp
- Điều 109. Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
- Điều 110. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp
- Điều 111. Kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng
- Điều 112. Cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 113. Cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
- Điều 114. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 115. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 116. Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 117. Giao, nhận, trả lại đối tượng giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 118. Lấy mẫu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 119. Thực hiện giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 120. Giám định bổ sung, giám định lại sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 121. Văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 122. Giá dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng