Điều 112 Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 112. Cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Việc cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng được thực hiện như sau:
a) Người đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ thì được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng nếu có yêu cầu và nộp phí, lệ phí theo quy định. Các điều kiện để được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
a1) Điều kiện “Thường trú tại Việt Nam” được hiểu là có nơi thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú;
a2) Điều kiện “Có phẩm chất đạo đức tốt” được hiểu là không bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về giống cây trồng hoặc về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;
a3) Điều kiện “Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp Thẻ giám định viên” được hiểu là có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành trồng trọt, nông học, khoa học cây trồng hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng;
a4) Điều kiện “Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đề nghị cấp Thẻ giám định viên từ 05 năm trở lên” được hiểu là đã trực tiếp làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra về giống cây trồng tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng, nghiên cứu, giảng dạy về bảo hộ giống cây trồng tại tổ chức nghiên cứu, đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp, hoặc tư vấn về pháp luật về bảo hộ giống cây trồng dưới danh nghĩa người đại diện quyền đối với giống cây trồng.
b) Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
b1) Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định này;
b2) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng;
b3) Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng;
b4) Tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ 05 năm trở lên;
b5) 02 ảnh 3 x 4 (cm);
b6) Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này);
c) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:
c1) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;
c2) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối;
c3) Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng được làm theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VI của Nghị định này.
3. Việc cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng được thực hiện như sau:
a) Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng nếu giám định viên có yêu cầu và nộp phí, lệ phí theo quy định:
a1) Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ v.v...) đến mức không sử dụng được;
a2) Thông tin được ghi nhận trong Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại điểm c1 khoản 2 Điều này có sự thay đổi;
b) Giám định viên có nghĩa vụ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng để ghi nhận lại các thay đổi nêu tại điểm a2 khoản này.
c) Hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng được nộp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
c1) Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định này;
c2) 02 ảnh 3 x 4 (cm);
c3) Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này).
d) Việc xử lý hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng được thực hiện như sau:
d1) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ theo trình tự như đối với thủ tục cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d2) Trong trường hợp Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ, không thu phí khi cấp lại Thẻ.
4. Việc thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng được thực hiện như sau:
a) Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a1) Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;
a2) Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
a3) Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định;
a4) Người được cấp Thẻ giám định viên bị xử phạt bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân thu hồi nếu có căn cứ khẳng định người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
c) Hồ sơ yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng gồm 01 bộ tài liệu sau:
c1) Đơn yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng;
c2) Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.
d) Trình tự thủ tục thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng được thực hiện như sau:
d1) Trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại điểm c khoản này, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng cho các bên;
d2) Trường hợp có căn cứ khẳng định người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo bằng văn bản về dự định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng cho người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc thông báo không thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng cho người được cấp;
d3) Trường hợp có quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồngcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được quyết định nói trên, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viênquyền đối với giống cây trồng.
5. Việc lập và công bố Danh sách giám định viênquyền đối vớigiống cây trồng, thông báo thay đổi thông tin liên quan đến Thẻ giám định viên được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp, cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng về Danh sách giám định viên và các thay đổi liên quan đến Thẻ giám định viên của những giám định viên hoạt động cho tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng của địa phương tương ứng để phục vụ công tác theo dõi cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định tại địa phương.
Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Số hiệu: 65/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Điều 5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về sở hữu công nghiệp
- Điều 7. Cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Điều 8. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về sở hữu trí tuệ
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về sở hữu công nghiệp
- Điều 10. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 11. Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế
- Điều 12. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
- Điều 13. Quyền đăng ký sở hữu công nghiệp theo các điều ước quốc tế
- Điều 14. Thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế
- Điều 15. Cách tính thời hạn
- Điều 16. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 17. Tách đơn, rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; yêu cầu thẩm định nội dung, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế
- Điều 18. Ghi nhận thay đổi người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 19. Đơn PCT
- Điều 20. Xử lý đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 21. Xử lý Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia
- Điều 22. Đơn La Hay
- Điều 23. Xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 24. Xử lý Đơn La Hay có chỉ định Việt Nam
- Điều 25. Đơn Madrid
- Điều 26. Xử lý Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam và các yêu cầu liên quan
- Điều 27. Xử lý Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam
- Điều 28. Chuyển đổi đăng ký quốc tế nhãn hiệu thành đơn nộp theo thể thức quốc gia
- Điều 29. Sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ, thay đổi thông tin trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Điều 30. Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
- Điều 31. Gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Điều 32. Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
- Điều 33. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 34. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 35. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
- Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý
- Điều 37. Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 38. Thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
- Điều 39. Bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hóa phẩm
- Điều 40. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Điều 41. Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
- Điều 42. Đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm
- Điều 43. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 44. Nghĩa vụ thông báo, đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 45. Giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác
- Điều 46. Thực hiện quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp bảo vệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 47. Thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 48. Đơn đăng ký sáng chế mật
- Điều 49. Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật
- Điều 50. Xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật
- Điều 51. Đăng ký sáng chế mật ở nước ngoài
- Điều 52. Quản lý việc sử dụng sáng chế mật
- Điều 53. Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
- Điều 54. Quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
- Điều 55. Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
- Điều 56. Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
- Điều 57. Yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
- Điều 58. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 59. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 60. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu
- Điều 61. Ghi nhận việc sửa đổi nội dung, gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Điều 62. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp
- Điều 63. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 65. Ghi nhận và xóa tên đại diện sở hữu công nghiệp
- Điều 66. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động sở hữu công nghiệp
- Điều 67. Bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp
- Điều 68. Mở rộng phạm vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước
- Điều 69. Khuyến khích tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động sở hữu công nghiệp
- Điều 70. Các biện pháp khác khuyến khích hoạt động sáng tạo
- Điều 71. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 72. Xác định hành vi xâm phạm
- Điều 73. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ
- Điều 74. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế
- Điều 75. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí
- Điều 76. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
- Điều 77. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
- Điều 78. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 79. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại
- Điều 80. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
- Điều 81. Căn cứ xác định tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 82. Nguyên tắc xác định thiệt hại quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 83. Tổn thất về tài sản
- Điều 84. Tổn thất về tinh thần
- Điều 85. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
- Điều 86. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
- Điều 87. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
- Điều 88. Thực hiện quyền tự bảo vệ
- Điều 89. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 90. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 91. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
- Điều 92. Chứng cứ chứng minh xâm phạm
- Điều 93. Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 94. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 95. Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm
- Điều 96. Xử lý hàng hóa xâm phạm
- Điều 97. Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
- Điều 98. Buộc tiêu hủy
- Điều 99. Quyền yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 100. Thẩm quyền tiếp nhận đơn
- Điều 101. Thủ tục xử lý đơn
- Điều 102. Trình tự, thủ tục xử lý hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm
- Điều 103. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 104. Thủ tục kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 105. Hình thức hoạt động giám định của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 107. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 108. Kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp
- Điều 109. Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
- Điều 110. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp
- Điều 111. Kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng
- Điều 112. Cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ giám định viên về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 113. Cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
- Điều 114. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 115. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 116. Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 117. Giao, nhận, trả lại đối tượng giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 118. Lấy mẫu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 119. Thực hiện giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 120. Giám định bổ sung, giám định lại sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 121. Văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
- Điều 122. Giá dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng