Điều 22 Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt
Điều 22. Điều kiện kinh doanh đường sắt đô thị
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải có đủ các điều kiện sau:
1. Hệ thống đường sắt đô thị khi được đưa vào kinh doanh, khai thác phải có chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật.
2. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt, công tác an toàn vận tải đường sắt, trong đó:
a) Người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Người phụ trách bộ phận an toàn vận tải đường sắt có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực khai thác vận tải đường sắt.
3. Có ít nhất 03 người quản lý, điều hành doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên, trong đó:
a) 01 người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) 01 người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực khai thác vận tải đường sắt;
c) 01 người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, vận dụng, sửa chữa đầu máy, toa xe;
4. Đối với các tuyến đường sắt đô thị lần đầu tiên đưa vào khai thác, trong thời gian 03 năm kể từ thời điểm bắt đầu khai thác mà chưa bố trí được nhân lực có điều kiện về số năm kinh nghiệm công tác theo quy định tại Khoản 3 Điều này thì trong 03 năm đầu khai thác phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt, có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyển giao công nghệ về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt của tuyến đường sắt đô thị được giao quản lý;
b) Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý khai thác vận tải đường sắt phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành khai thác vận tải đường sắt hoặc kinh tế - vận tải đường sắt, có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyển giao công nghệ về quản lý, khai thác vận tải của tuyến đường sắt đô thị được giao quản lý;
c) Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý đầu máy, toa xe phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành đầu máy, toa xe, có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyển giao công nghệ về đầu máy, toa xe đường sắt đô thị được giao quản lý.
5. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải có đầy đủ các biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình vận hành, khai thác.
Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt
- Số hiệu: 65/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 637 đến số 638
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. Quy định về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt
- Điều 6. Tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 7. Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 8. Quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt
- Điều 9. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm
- Điều 10. Đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt quốc gia
- Điều 11. Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị; đường sắt có tốc độ thiết kế 100 km/h trở lên giao nhau với đường bộ; đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ
- Điều 12. Đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống
- Điều 13. Quản lý lối đi tự mở
- Điều 14. Tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt
- Điều 15. Kinh phí thực hiện việc quản lý, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở, các đường ngang được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt
- Điều 16. Lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia
- Điều 17. Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt
- Điều 18. Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 19. Lộ trình thực hiện niên hạn của phương tiện giao thông đường sắt
- Điều 20. Điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 21. Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt
- Điều 22. Điều kiện kinh doanh đường sắt đô thị
- Điều 23. Đối tượng được giảm giá vé
- Điều 24. Miễn, giảm giá vé cho từng đối tượng chính sách xã hội
- Điều 25. Các quy định khác về miễn, giảm giá vé
- Điều 26. Phân loại hàng nguy hiểm
- Điều 27. Danh mục hàng nguy hiểm
- Điều 28. Đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
- Điều 29. Quy định chung
- Điều 30. Vận tải hàng nguy hiểm trong trường hợp đặc biệt, phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh
- Điều 31. Yêu cầu đối với người tham gia vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 32. Xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm
- Điều 33. Yêu cầu đối với phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và làm sạch phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 34. Trách nhiệm của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 35. Hợp đồng vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 36. Trách nhiệm của người thuê vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 37. Trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân địa phương khi xảy ra sự cố trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 39. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 40. Giấy phép vận chuyển tải hàng nguy hiểm
- Điều 41. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm
- Điều 42. Toa xe vận tải hàng nguy hiểm và ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm
- Điều 43. Đối tượng được hỗ trợ
- Điều 44. Các trường hợp được hỗ trợ
- Điều 45. Nguyên tắc hỗ trợ
- Điều 46. Quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt
- Điều 47. Quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội