Điều 6 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
Điều 6. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính
1. Quyền
a) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
b) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính;
c) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;
d) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;
b) Khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền của người đã ủy quyền đi nhận thay kết quả;
c) Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tục hành chính và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại các
Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Số hiệu: 61/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 551 đến số 552
- Ngày hiệu lực: 21/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Điều 6. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 7. Tổ chức Bộ phận Một cửa
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa
- Điều 9. Trách nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa
- Điều 10. Người làm việc tại Bộ phận Một cửa
- Điều 11. Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 13. Bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận Một cửa
- Điều 14. Phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa
- Điều 15. Hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 16. Cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 17. Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính
- Điều 18. Chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Điều 19. Giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 20. Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết hồ sơ, kết quả bị sai, bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và trong chậm trả kết quả
- Điều 22. Phương thức nộp phí, lệ phí
- Điều 23. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 24. Xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Điều 25. Xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
- Điều 26. Mã số hồ sơ thủ tục hành chính
- Điều 27. Nguyên tắc đánh giá
- Điều 28. Thẩm quyền đánh giá
- Điều 29. Phương thức thu nhận thông tin đánh giá
- Điều 30. Đánh giá nội bộ về việc giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 31. Đánh giá của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 32. Xử lý kết quả đánh giá