Chương 6 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
NHIỆM VỤ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
Điều 33. Nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này tại các bộ, ngành, địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định này.
2. Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.
3. Quyết định việc thực hiện liên thông đối với các thủ tục hành chính có liên quan với nhau, thủ tục hành chính của cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này tại các bộ, ngành, địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định này; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thiết lập và hoạt động của Bộ phận Một cửa của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp;
c) Xây dựng, ban hành các biểu mẫu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, công cụ thu thập thông tin đánh giá, công cụ chấm điểm, điều tra xã hội học và các phương pháp khác để đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước các cấp;
d) Xây dựng, quản lý, tổ chức vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan bảo đảm an toàn thông tin; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia;
đ) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
e) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định thực hiện liên thông đối với các thủ tục hành chính có liên quan với nhau;
g) Phối hợp với các bộ có cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương lựa chọn các thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện trình Thủ tướng Chính phủ;
h) Hàng năm tổng hợp đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
2. Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa;
b) Chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn lưu trữ hồ sơ, dữ liệu điện tử.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngoài nhiệm vụ được giao tại
a) Hướng dẫn thống nhất việc kết nối, cung cấp thông tin của các hệ thống thông tin một cửa trên phạm vi cả nước;
b) Ban hành các tiêu chí, quy định thống nhất trong xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an thực hiện các biện pháp giám sát, biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho Cổng Dịch vụ công quốc gia; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin cho Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Bộ Tài chính
Ban hành quy định về mức chi phục vụ các hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ, cơ quan mình theo quy định.
Điều 35. Nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định này; xây dựng, quản lý Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành.
2. Công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và không tiếp nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc thẩm quyền của bộ, ngành; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của bộ, ngành; danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của bộ, ngành giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận.
4. Hướng dẫn các địa phương giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
6. Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương được tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp tỉnh, cấp huyện và phối hợp với các cơ quan nhà nước ở địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính.
7. Định kỳ hàng năm đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông và xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình thực hiện liên thông thủ tục hành chính. Bộ, cơ quan quản lý lĩnh vực được giao tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính liên thông thực hiện công bố thủ tục hành chính liên thông sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
8. Chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này, để xảy ra các vi phạm liên quan đến hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
9. Kịp thời có giải pháp về công tác cán bộ để động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa dựa trên kết quả đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức.
Điều 36. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Tổ chức việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về triển khai, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan nhà nước ở địa phương.
2. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo quy định tại Nghị định này.
Điều 37. Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương theo quy định tại Nghị định này và quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành;
b) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địa phương;
c) Công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và thuộc thẩm quyền của cấp này có thể giao cấp khác tiếp nhận hồ sơ; danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh;
d) Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý thống nhất Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh; tổ chức các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
đ) Chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này để xảy ra các vi phạm liên quan đến hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính;
e) Kịp thời có giải pháp động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp chính quyền dựa trên kết quả đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này và quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành;
b) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả tiến độ, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địa phương;
c) Kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này;
d) Xin lỗi cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm các quy định về những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này, gây bức xúc cho nhân dân.
Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Số hiệu: 61/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/04/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 551 đến số 552
- Ngày hiệu lực: 21/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Điều 6. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 7. Tổ chức Bộ phận Một cửa
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa
- Điều 9. Trách nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa
- Điều 10. Người làm việc tại Bộ phận Một cửa
- Điều 11. Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 13. Bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận Một cửa
- Điều 14. Phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa
- Điều 15. Hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 16. Cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 17. Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính
- Điều 18. Chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Điều 19. Giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 20. Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết hồ sơ, kết quả bị sai, bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và trong chậm trả kết quả
- Điều 22. Phương thức nộp phí, lệ phí
- Điều 23. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 24. Xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Điều 25. Xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
- Điều 26. Mã số hồ sơ thủ tục hành chính
- Điều 27. Nguyên tắc đánh giá
- Điều 28. Thẩm quyền đánh giá
- Điều 29. Phương thức thu nhận thông tin đánh giá
- Điều 30. Đánh giá nội bộ về việc giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 31. Đánh giá của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 32. Xử lý kết quả đánh giá