Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau:
a) Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%;
b) Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống chế mức trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;
c) Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
d) Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
đ) Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
2. Sử dụng các Quỹ
a) Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; mua bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có);
b) Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác;
c) Quỹ khen thưởng: Để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
d) Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị; góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện;
đ) Quỹ khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, mua sắm, góp vốn liên doanh, liên kết phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư công; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này và quy trình sử dụng các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị.
Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- Số hiệu: 60/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/06/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Minh Khái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 653 đến số 654
- Ngày hiệu lực: 15/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 5. Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 6. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 7. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 8. Quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 9. Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
- Điều 10. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên
- Điều 11. Nguồn tài chính của đơn vị
- Điều 12. Chi thường xuyên giao tự chủ
- Điều 13. Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 14. Phân phối kết quả tài chính trong năm
- Điều 15. Nguồn tài chính của đơn vị
- Điều 16. Chi thường xuyên giao tự chủ
- Điều 17. Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 18. Phân phối kết quả tài chính trong năm
- Điều 19. Nguồn tài chính của đơn vị
- Điều 20. Chi thường xuyên giao tự chủ
- Điều 21. Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 22. Phân phối kết quả tài chính trong năm
- Điều 23. Mở tài khoản giao dịch
- Điều 24. Huy động vốn và vay vốn tín dụng
- Điều 25. Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết
- Điều 26. Tự chủ sử dụng nguồn tài chính
- Điều 27. Phân bổ, giao dự toán đối với đơn vị nhóm 3
- Điều 28. Phân loại mức độ tự chủ tài chính của Trung tâm y tế đa chức năng
- Điều 29. Điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 30. Tự chủ tài chính
- Điều 31. Tự chủ tài chính của đại học vùng
- Điều 35. Giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công
- Điều 36. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương
- Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 38. Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công
- Điều 39. Áp dụng quy định của Nghị định này đối với các đối tượng khác
- Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 41. Hiệu lực thi hành