Chương 1 Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp
Nghị định này quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với một số trong số "các đối tượng khác" quy định tại Điều 780 Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 bao gồm: bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Nghị định này cũng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tuy không hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Công ước Paris hoặc quy định của các Điều ước quốc tế công nhận bảo hộ lẫn nhau về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
b) Tổ chức, cá nhân, thuộc các nước, vùng lãnh thổ cùng Việt Nam chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân của nhau.
Điều 3. Áp dụng các văn bản pháp luật
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan khác của Việt Nam.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Những từ ngữ dưới đây dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. "Chỉ dẫn thương mại" là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá...;
2. "Sử dụng chỉ dẫn thương mại" là các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó;
3. "Thành quả đầu tư" là kiến thức, thông tin dưới dạng công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh...., thu được từ hoạt động đầu tư về tài chính hoặc trí tuệ;
4. "Sử dụng thành quả đầu tư" là các hành vi sử dụng kiến thức, thông tin quy định ở khoản 3 Điều này để thực hiện hoạt động sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do sử dụng kiến thức, thông tin đó.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện quy định tại
Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- Số hiệu: 54/2000/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 03/10/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 40
- Ngày hiệu lực: 18/10/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng các văn bản pháp luật
- Điều 4. Giải thích thuật ngữ
- Điều 5. Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại
- Điều 6. Bí mật kinh doanh
- Điều 7. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
- Điều 8. Nội dung và thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
- Điều 9. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
- Điều 10. Chỉ dẫn địa lý
- Điều 11. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
- Điều 12. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 13. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 14. Tên thương mại
- Điều 15. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
- Điều 16. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
- Điều 17. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
- Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
- Điều 19. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
- Điều 21. Quyền yêu cầu xử lý việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại
- Điều 22. Nghĩa vụ chứng minh
- Điều 23. Trình tự và thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại
- Điều 24. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- Điều 25. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- Điều 26. Nghĩa vụ chứng minh của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Điều 27. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- Điều 29. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- Điều 30. Xử lý vi phạm hành chính
- Điều 31. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo