Điều 2 Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.
2. Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành.
3. Trái phiếu không chuyển đổi là loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.
4. Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc bên thứ ba hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng.
5. Trái phiếu không có bảo đảm là loại trái phiếu không được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc bên thứ ba hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính tín dụng.
6. Phát hành trái phiếu là việc bán trái phiếu lần đầu cho các đối tượng mua.
7. Phát hành trái phiếu riêng lẻ là các trường hợp phát hành trái phiếu không phải phát hành ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
8. Tổ chức phát hành là doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu theo quy định của Nghị định này.
9. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết.
10. Đại lý phát hành là các tổ chức thực hiện việc bán trái phiếu cho nhà đầu tư theo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành.
11. Đại lý thanh toán là các tổ chức thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn theo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành.
12. Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức phát hành.
13. Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là việc các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền lựa chọn mức lãi suất trúng thầu.
14. Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất là việc các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu không đưa ra mức lãi suất dự thầu mà đăng ký mua trái phiếu theo mức lãi suất trúng thầu được xác định theo kết quả của đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
15. Chứng quyền là loại chứng khoán phát hành kèm theo trái phiếu, xác nhận quyền của người sở hữu trái phiếu được mua một khối lượng cổ phiếu phổ thông nhất định theo các điều kiện đã xác định.
16. Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là số lượng cổ phiếu phổ thông mà chủ sở hữu trái phiếu nhận được khi thực hiện chuyển đổi một trái phiếu thành cổ phiếu.
17. Thời hạn chuyển đổi trái phiếu là khoảng thời gian kể từ khi tổ chức phát hành bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu đến khi kết thúc việc chuyển đổi trái phiếu.
18. Cầm cố trái phiếu là việc chủ sở hữu trái phiếu giao trái phiếu của mình cho tổ chức, cá nhân khác nắm giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
19. Tổ chức định mức tín nhiệm là pháp nhân có chức năng đánh giá về mức độ uy tín của doanh nghiệp và khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu của một tổ chức phát hành trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
20. Lưu ký trái phiếu là việc người sở hữu trái phiếu thực hiện ký gửi trái phiếu của mình tại một tổ chức được phép lưu giữ, bảo quản trái phiếu để tổ chức này thực hiện các quyền đối với trái phiếu cho người sở hữu.
Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Số hiệu: 52/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/05/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 31
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc phát hành trái phiếu
- Điều 4. Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu:
- Điều 5. Đồng tiền phát hành, thanh toán
- Điều 6. Hình thức trái phiếu
- Điều 7. Mệnh giá trái phiếu
- Điều 8. Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp
- Điều 9. Lãi suất trái phiếu
- Điều 10. Phạm vi giao dịch của trái phiếu
- Điều 11. Mua lại trái phiếu trước hạn
- Điều 12. Lưu ký, ký gửi trái phiếu
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức phát hành trái phiếu
- Điều 14. Quyền lợi của người mua trái phiếu
- Điều 15. Giải quyết thanh toán trái phiếu trong trường hợp mất hoặc bị hư hỏng
- Điều 16. Xử lý hành vi làm giả trái phiếu
- Điều 17. Điều kiện phát hành trái phiếu
- Điều 18. Phương án phát hành trái phiếu
- Điều 19. Thông qua phương án phát hành trái phiếu
- Điều 20. Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi
- Điều 21. Nguyên tắc phát hành trái phiếu chuyển đổi
- Điều 22. Thời hạn chuyển đổi trái phiếu
- Điều 23. Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu
- Điều 24. Bảo đảm thanh toán cho trái phiếu chuyển đổi
- Điều 25. Chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu chuyển đổi
- Điều 26. Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi
- Điều 27. Nguyên tắc phát hành trái phiếu không chuyển đổi
- Điều 28. Bảo đảm thanh toán cho trái phiếu không chuyển đổi
- Điều 29. Chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không chuyển đổi
- Điều 30. Tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu
- Điều 31. Phương thức bảo lãnh phát hành trái phiếu
- Điều 32. Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu
- Điều 33. Tổ chức đại lý phát hành trái phiếu
- Điều 34. Phương thức đại lý phát hành trái phiếu
- Điều 35. Phí đại lý phát hành trái phiếu
- Điều 36. Phương thức đấu thầu trái phiếu
- Điều 37. Nguyên tắc đấu thầu trái phiếu
- Điều 38. Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu
- Điều 39. Hình thức đấu thầu trái phiếu
- Điều 40. Phí đấu thầu trái phiếu
- Điều 41. Nguyên tắc công bố thông tin
- Điều 42. Nội dung công bố thông tin phát hành trái phiếu
- Điều 43. Thực hiện công bố thông tin
- Điều 49. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 và thay thế Nghị định 120/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước.
- Điều 50. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
- Điều 51. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.