Hệ thống pháp luật

Chương 4 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Chương IV

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Mục 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

2. Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:

a) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt được quy định tại Nghị định này;

b) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định này.

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6; Khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 68, Điều 69.

4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm i Khoản 4 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm k Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;

g) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 12;

h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;

i) Điều 18; Khoản 1 Điều 20;

k) Điểm b Khoản 3 Điều 23;

l) Khoản 1 Điều 29;

m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;

n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 5, Khoản 6 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Khoản 1 Điều 68; Điều 69.

5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm c Khoản 7; Điểm b Khoản 8; Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 5;

b) Điểm a, Điểm đ, Điểm h Khoản 3; Điểm d, Điểm m Khoản 4; Điểm e Khoản 5 Điều 6;

c) Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b Khoản 3; Điểm đ, Điểm e Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm d Khoản 6 Điều 7;

d) Điểm đ Khoản 1; Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 8;

đ) Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều 11;

e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;

g) Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Điểm b, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

h) Điều 19, Điều 20;

i) Khoản 3; Điểm b, Điểm c Khoản 4; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điều 22; Điều 23;

l) Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 24;

m) Điều 25, Điều 27, Điều 28;

n) Khoản 2; Khoản 3; Khoản 6; Điểm a, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11; Khoản 12; Khoản 13 Điều 30;

o) Điều 31, Điều 33, Điều 37, Điều 38;

p) Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 46; Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 trong trường hợp vi phạm xảy ra tại khu vực đường ngang, cầu chung.

6. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm l Khoản 2, Điểm e Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.

7. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 47, Khoản 4 Điều 48, Khoản 3 Điều 50, Khoản 3 Điều 53, Khoản 3 Điều 54, Khoản 3 Điều 60 của Nghị định này.

8. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm c Khoản 1 Điều 10;

b) Điểm đ Khoản 2, Điểm a Khoản 5 Điều 12;

c) Điểm c Khoản 2 Điều 16; Điểm b Khoản 2 Điều 17;

d) Điểm d Khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 26;

đ) Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 49;

e) Điểm a Khoản 3 Điều 51.

Điều 71. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Điều 72. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Điều 73. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

5. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

6. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Điều 74. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 71, 72 và 73 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

3. Đối với những hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì trong các chức danh quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 71; Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 72; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 Điều 73 của Nghị định này, chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm.

Điều 75. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 71, 72 và 73 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;

c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;

d) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;

đ) Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm l Khoản 2, Điểm e Khoản 4 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.

2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt bao gồm:

a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định tại các Điều 71, 72 và 73 của Nghị định này;

b) Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu;

c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.

Mục 2. THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 76. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các Điểm, Khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.

2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

3. Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì xử phạt như sau:

a) Hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16, Điểm đ Khoản 1 Điều 19 và hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 30, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 30 của Nghị định này;

b) Hành vi quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều 16, Điểm c Khoản 2 Điều 19 và hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 30, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 30 của Nghị định này;

c) Hành vi quy định tại Điểm g Khoản 5 Điều 23, Khoản 3 Điều 24 và hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 28, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này;

d) Hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 và hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều 30, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều 30 của Nghị định này;

đ) Hành vi thu tiền vé cao hơn quy định (tại Điểm m Khoản 3 Điều 23, Khoản 2, Khoản 3 Điều 31) và hành vi không thực hiện đúng nội dung đã đăng ký, niêm yết về giá cước (tại Điểm d Khoản 4 Điều 28), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này;

e) Các hành vi vi phạm quy định về chở hàng siêu trường, siêu trọng, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định (tại Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 33) và các hành vi vi phạm tương ứng (tại Điều 30), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện tại Điều 30 của Nghị định này.

4. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của cầu, đường được quy định tại Điều 24, Điều 33 của Nghị định này, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; đối với những hành vi vi phạm được quy định tại Điểm d Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều 33 của Nghị định này, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về tải trọng trục xe thì bị xử phạt theo quy định của hành vi vi phạm có mức phạt tiền lớn hơn.

5. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:

a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;

b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

đ) Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

6. Khi xử phạt đối với chủ phương tiện quy định tại Khoản 5 Điều này, thời hạn ra quyết định xử phạt có thể được kéo dài để xác minh đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 60 ngày.

7. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, chủ phương tiện cơ giới đường bộ có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

8. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, thông số kỹ thuật của phương tiện được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở lần kiểm định gần nhất (bao gồm cả trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng) hoặc được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm phương tiện để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

9. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 5 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.

Điều 77. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

1. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được quy định bị tước quyền sử dụng có thời hạn gồm:

a) Giấy phép lái xe quốc gia; Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp);

b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

c) Giấy phép kinh doanh vận tải;

d) Phù hiệu, biển hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;

đ) Giấy chứng nhận và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

e) Giấy phép thi công;

g) Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;

h) Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới;

i) Chứng chỉ đăng kiểm viên;

k) Giấy phép lái tàu.

2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.

3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại Điểm b Khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm.

6. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế

a) Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam của người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế;

b) Người điều khiển phương tiện sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ chứng minh thời gian cư trú còn lại tại Việt Nam (chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú) cho người có thẩm quyền xử phạt để làm cơ sở xác định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế.

Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;

đ) Khoản 5 Điều 11;

e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 3 Điều 17;

h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Điều 79. Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 của Nghị định này được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Phương tiện, thiết bị quy định tại Khoản 1 Điều này trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị quy định tại Khoản 1 Điều này phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tạiKhoản 2 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Yêu cầu đối với người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:

a) Là nhân viên của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt;

b) Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

c) Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;

d) Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

5. Các Bộ trưởng: Công an, Giao thông vận tải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao ban hành văn bản quy định về quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

  • Số hiệu: 46/2016/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 26/05/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 375 đến số 376
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH