Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
Điều 9. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch
1. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm a
a) Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
c) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;
d) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
2. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm b
a) Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
3. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm c
4. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm d
5. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.
6. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.
7. Trường hợp kênh, rạch thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 5. Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 6. Các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 7. Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 8. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Điều 9. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch
- Điều 10. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
- Điều 11. Lập, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
- Điều 12. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Điều 13. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
- Điều 14. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 15. Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp