Điều 10 Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.
2. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.
3. Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 5. Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 6. Các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 7. Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 8. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Điều 9. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch
- Điều 10. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
- Điều 11. Lập, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
- Điều 12. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- Điều 13. Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
- Điều 14. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 15. Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp