Chương 7 Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa thì bị xử phạt theo hình thức, mức phạt quy định tại Nghị định này.
2. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 3. áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khác.
a. Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
c. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác phải được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính nếu Nghị định này có quy định việc xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm hành chính nhằm triệt để xử lý vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
4. Xử phạt vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá quyền hạn quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 83.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất, khi tai nạn xảy ra.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi của người liên quan trực tiếp đến tai nạn không có mặt đúng thời gian quy định của cơ quan chức trách để lập biên bản hiện trường.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Xoá dấu vết hiện trường;
b. Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn của thuyền trưởng phương tiện khác hoặc người có mặt tại nơi tai nạn xảy ra.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn, khi có điều kiện cứu nạn của thuyền trưởng phương tiện gây tai nạn hoặc phương tiện bị nạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Tước quyền sử dụng bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, Điều này.
Điều 84.- Xử phạt đối với hành vi xâm phạm công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thuỷ nội địa;
b. Dựng lều, quán trên đường thuỷ nội địa;
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn, đất, đá, cát sỏi hoặc vật thải khác xuống đường thuỷ nội địa. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành điều khiển phương tiện đâm, va làm hư hại công trình giao thông.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn, đất, cát sai vị trí trong giấy phép thi công cuốc, hút, nạo vét.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc phá bỏ lều, quán đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1;
b. Buộc dọn sạch nơi đổ rác, bùn đất, cát sỏi, vật thải khác đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 4;
c. Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu của công trình đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với vi phạm quy định tại khoản 3.
Điều 85.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thi công công trình trên đường thuỷ nội địa
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi thi công công trình trên đường thuỷ nội địa:
a. Không thực hiện đúng quy định trong giấy phép;
b. Không thanh thải hết chướng ngại vật khi thi công xong công trình.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình không có giấy phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép đối với vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1;
b. Buộc thanh thải hết chướng ngại vật theo thời hạn quy định của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa đối với vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1;
c. Buộc dỡ bỏ công trình đối với vi phạm quy định tại khoản 2.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện công trình giao thông đường thuỷ nội địa bị hư hại.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn trục vớt phương tiện đắm hoặc chướng ngại vật khác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trục với không hết chướng ngại vật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ trục vớt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Buộc phải trục vớt hoặc phải chịu mọi chi phí trục vớt đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa mà không thực hiện đúng quy định trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi đánh bắt thuỷ sản lưu động gây trở ngại giao thông đường thuỷ nội địa. 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thanh thải hết chướng ngại vật khi chấm dứt khai thác phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc di chuyển, thu hẹp, dỡ bỏ phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản theo thông báo của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa.
5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa mà không có giấy phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc thanh thải hết chướng ngại vật đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
b. Buộc thực hiện đúng nội dung, thời hạn quy định của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 89.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không đặt báo hiệu bến đò.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi che khuất báo hiệu.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không đặt kịp thời báo hiệu khi phương tiện hoặc các vật khác bị chìm đắm tạo thành chướng ngại vật trên đường thuỷ nội địa;
b. Không duy trì thường xuyên báo hiệu.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển hoặc cố ý làm mất tác dụng của báo hiệu.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đặt hoặc đặt báo hiệu không đúng quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc tháo dỡ vật che khuất báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Buộc đặt ngay báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều này.
c. Buộc khôi phục lại nguyên trạng báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi không có nội quy an toàn của đò dọc chở khách.
2. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không có danh sách hành khách đi đò dọc, khi xuất bến.
3. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Cặp phương tiện vào tàu khách đang hành trình để đưa đón khách (đò màn);
b. Chở động vật nhỏ không đúng quy định;
4. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Bám, buộc vào phương tiện khác đang hành trình;
b. Cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình;
c. Tàu khách không có nội quy an toàn hoặc để người ngồi trên mui hoặc hai bên mạn tàu;
d. Xếp hàng vượt quá kích thước quy định;
đ. Đang làm việc trên phương tiện trong tình trạng có nồng độ cồn, rượu, bia hoặc các chất kích thích khác vượt quá quy định;
e. Sử dụng thuyền viên làm việc trong tình trạng sức khoẻ không đảm bảo nhiệm vụ theo quy định.
5. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Tàu khách sử dụng đò màn;
b. Không có danh sách hành khách khi đi tàu khách xuất bến;
c. Đón, trả khách không đúng bến quy định;
d. Khai thác phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng luồng tuyến, vùng hoạt động ghi trong giấy phép;
6. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chở trâu, bò, ngựa hoặc những động vật lớn khác cùng với hành khách.
7. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hoá độc hại, các chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách.
8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không có giấy phép khi chở hàng độc hại, chất nổ;
b. Không chấp hành đúng quy định về phòng chống cháy, nổ, độc hại.
c. Lắp biển số giả khi lưu hành phương tiện, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Tước quyền sử dụng bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không xin phép khi đóng mới phương tiện thuỷ nội địa;
b. Không có giấy phép hành nghề mà thực hiện việc thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện;
c. Không thực hiện đúng quy định kiểm tra, giám sát kỹ thuật khi đóng mới hoán cải, sửa chữa phương tiện.
Điều 92.- Xử phạt đối với hành vi sử dụng, điều khiển phương tiện thiếu các giấy tờ theo quy định.
1. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi điều khiển đò mà không có giấy phép lái đò hoặc không kẻ số đăng ký đò theo quy định;
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không kẻ tên phương tiện và số đăng ký phương tiện theo quy định;
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện không đủ giấy tờ quy định;
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà không có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định.
1. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện thô sơ.
2. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện cơ giới chở khách dưới 13 ghế hoặc phương tiện cơ giới chở hàng trọng tải không quá 5 tấn.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện cơ giới chở khách từ 13 ghế trở lên hoặc phương tiện cơ giới chở hàng trọng tải trên 5 tấn.
Điều 94.- Xử phạt đối với hành vi chở hàng hoá, hành khách quá trọng tải cho phép.
a. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;
c. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;
d. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn.
a. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;
b. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;
c. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;
d. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn;
a. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;
b. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;
c. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;
d. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn.
4. Phạt tiền 20.000 đồng trên mỗi hành khách vượt số lượng quy định đối với hành vi chở vượt tải, nếu là phương tiện chở khách nội tỉnh.
5. Phạt tiền 40.000 đồng trên mỗi hành khách vượt số lượng quy định đối với hành vi chở vượt tải, nếu là phương tiện chở khách liên tỉnh.
1. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi không thắp đèn hiệu ban đêm khi hành trình.
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi chở hàng hoá với mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chở khách với mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thắp đèn hiệu ban đêm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đi lại, neo đậu không đúng quy định.
Điều 97.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn của cảng, bến thuỷ nội địa.
1. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Đậu phương tiện không đúng nơi quy định, không neo buộc chắc chắn;
b. Di chuyển phương tiện không theo lệnh điều động của người có thẩm quyền tại cảng, bến.
2. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi mở bến đò không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Mở bến bốc xếp hàng hoá không có giấy phép;
b. Cảng, bến bốc xếp hàng hoá, bến tàu khách thiếu một trong các trang thiết bị sau đây:
- Đệm chống va cho phương tiện cặp cầu;
- Cột bích hoặc phao rùa cho phương tiện buộc dây;
- Cầu thang cho người lên xuống;
- Không đủ ánh sáng ban đêm cho cầu, bến.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cảng, bến có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Xếp hàng hoặc nhận hành khách xuống những phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật;
b. Xếp hàng quá tải (quá dấu chở hàng) của phương tiện hoặc nhận hành khách xuống phương tiện quá số lượng quy định;
c. Không có nội quy an toàn;
d. Thiếu trang thiết bị phòng chống cháy, nổ theo quy định;
đ. Sử dụng trang thiết bị bốc xếp không đảm bảo an toàn kỹ thuật;
e. Không có báo hiệu xác định phạm vi vùng nước của cảng, bến.
Điều 98.- Xử phạt hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa.
Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện có một trong các hành vi sau đây: a. Vi phạm quy tắc hành trình trong luồng hẹp;
b. Vi phạm quy tắc tránh, vượt nhau;
c. Neo đậu phương tiện không đúng quy định;
d. Vi phạm quy định về tín hiệu;
đ. Vô cớ dùng đèn pha chiếu vào phương tiện khác đang hành trình. e. Vi phạm quy định đi lại ở khu vực khống chế điều tiết giao thông, qua cống, âu, cầu phao, cầu cố định;
g. Không nhường đường cho phương tiện xin vượt khi có đủ điều kiện cho vượt;
h. Không giảm tốc độ theo quy định;
i. Không giữ khoảng cách ngang, khoảng cách dọc với phương tiện khác theo quy định.
k. Không sử dụng đúng quy định âm hiệu trong khu vực tầm nhìn xa bị hạn chế;
l. Lạm dụng quyền ưu tiên gây trở ngại cho các phương tiện phải nhường đường.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ thẩm quyền quy định tại các Điều 26, 27, 28 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương.
2. Lực lượng cảnh sát nhân dân căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại
3. Thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa; các vi phạm về đăng ký, cấp phép phương tiện, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên khi phương tiện hoạt động trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa; các vi phạm về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật phương tiện.
4. Trong trường hợp hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của nhiều cơ quan thì quyền xử phạt thuộc về cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
Điều 100.- Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
d. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng;
đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
e. Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất trật tự yên tĩnh chung;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d. Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;
g. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
d. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại điểm c, đ, e, g khoản 2, Điều này.
Điều 101.- Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát nhân dân
1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000 đồng;
2. Đội trưởng, Trạm trưởng cảnh sát giao thông trật tự có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.
3. Trưởng Công an phường được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khác được quy định tại
4. Trưởng công an cấp huyện có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại
5. Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tự; trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập; Chỉ huy trưởng Trạm công an cửa khẩu; Trưởng đồn biên phòng có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c. áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại
6. Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật tự, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy định tại
7. Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại
Điều 102.- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa
1. Thanh tra viên chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình trái phép;
đ. Buộc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa cấp Sở có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại
3. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thuỷ nội địa cấp Bộ:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại
Điều 103.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo các quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 104.- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng;
b. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c. áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.
3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phối hợp với cơ quan nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức và những hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc giải quyết tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tuân theo Điều 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- Số hiệu: 40-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/07/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/09/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. 1. Nghị định này quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước và của nhân dân.
- Điều 2. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 3. Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thi hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 4. 1. Mọi hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
- Điều 5. Các thuật ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:
- Điều 6. 1. Khi xảy ra tai nạn giao thông thuyền trưởng phải lập tức tìm mọi biện pháp cứu người, tài sản, bảo vệ các dấu vết và hiện trường ở điều kiện cho phép, đồng thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân địa phương, công an hoặc đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa gần nhất.
- Điều 7. 1. Lực lượng cảnh sát giao thông chỉ được lập trạm kiểm tra ở những nơi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép và chỉ được kiểm tra những phương tiện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản
- Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Thương mại
- Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền:
- Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Điều 16. Đơn vị quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm đảm bảo trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
- Điều 17. 1. Trường hợp xảy ra tai nạn chìm đắm phương tiện, sau khi cứu nạn người, tài sản, thuyền trưởng phải đặt và bảo quản báo hiệu; trục vớt phương tiện theo thời hạn quy định của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
- Điều 18. 1. Chủ chướng ngại vật khi trục vớt, thanh thải nếu có ảnh hưởng đến giao thông phải có ý kiến của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.
- Điều 19. 1. Khi xây dựng dự án và trước khi thi công các công trình sau đây trên đường thuỷ nội địa phải có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải:
- Điều 20. 1. Các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản có liên quan đến phạm vi bảo vệ đường thuỷ nội địa phải có giấy phép của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền và phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong giấy phép.
- Điều 21. 1. Cấm đổ đất, cát, sỏi, đá, rơm rạ, các chất thải khác xuống đường thuỷ nội địa.
- Điều 22. 1. Thuyền viên trên phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đúng với chức danh, phù hợp với loại phương tiện do Bộ Giao thông vận tải quy định và phải được cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đăng ký vào danh bạ thuyền viên (thuyền viên làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định).
- Điều 23. Nghiêm cấm thuyền viên hoặc sử dụng thuyền viên trên phương tiện làm việc trong tình trạng sau:
- Điều 24. 1. Các phương tiện tham gia giao thông (trừ phương tiện gia dụng) phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành và phải có các giấy tờ sau:
- Điều 25. Tầu, thuyền nước ngoài chỉ được vận chuyển hàng hoá, hành khách trên đường thuỷ nội địa Việt Nam khi được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Điều 26. Phương tiện chỉ được phép khai thác đúng với công dụng, vùng hoạt động, tuyến luồng đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. Cấm phương tiện chuyên chở hàng hoá quá dấu chở hàng hoặc chở hành khách quá số lượng quy định. Về mùa lũ phải giảm tải đến mức không nguy hiểm để tránh tai nạn có thể xảy ra.
- Điều 27. Hàng hoá phải sắp xếp gọn gàng không được làm mất ổn định phương tiện, không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển. Không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang và chiều dọc của phương tiện.
- Điều 28. Phương tiện chở khách phải đăng ký bến đi, bến đến và phải đón trả khách đúng bến quy định. Tầu khách và đò dọc phải có danh sách hành khách.
- Điều 29. Tầu khách phải đảm bảo tiêu chuẩn chỗ ngồi theo quy định. Lối đi lại của hành khách phải dễ dàng, thuận tiện. Không được để người ngồi trên mui và hai bên mạn phương tiện.
- Điều 30. Tầu khách và đò dọc phải có nội quy an toàn. Trước khi khởi hành, thuyền trưởng hoặc người lái đò phải phổ biến nội quy và cách sử dụng các trang bị an toàn cho hành khách biết.
- Điều 31. 1. Không được chở chung trâu, bò, ngựa và những động vật lớn khác với hành khách. Những động vật nhỏ nếu cần chuyên chở phải nhốt trong lồng, cũi và không làm ảnh hưởng đến hành khách.
- Điều 32. Phương tiện vận chuyển hàng hoá độc hại, chất nổ hoặc các chất nguy hiểm khác phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng theo quy định; phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại; phòng chống cháy, nổ.
- Điều 33. Tổ chức, cá nhân muốn đóng mới phương tiện thuỷ nội địa phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về việc cấp phép đóng mới phương tiện thuỷ nội địa.
- Điều 34. Các phương tiện đóng mới, hoán cải (trừ phương tiện gia dụng) phải được cơ quan Đăng kiểm duyệt hồ sơ thiết kế và giám sát kỹ thuật khi thi công.
- Điều 35. Các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ phải có đủ các điều kiện về thiết bị, công nghệ và phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải cho phép hành nghề.
- Điều 36. Kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật chỉ được thực hiện các cơ sở do Bộ Giao thông vận tải quy định.
- Điều 37. Cảng, bến thuỷ nội địa (trừ cảng, bến quân sự có quy định riêng) phải đủ hồ sơ thủ tục và phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động; phải được ghi vào danh bạ cảng, bến thuỷ nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Điều 38. 1. Cảng, bến thuỷ nội địa phải có các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; an toàn kỹ thuật; phòng chống cháy, nổ; trật tự, an toàn khu vực và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Điều 39. 1. Nghiêm cấm mở cảng, bến thuỷ nội địa tuỳ tiện không theo quy định tại các Điều 37, 38 của Nghị định này.
- Điều 40. Thuyền viên của các phương tiện thuỷ hoạt động trong phạm vi vùng nước của cảng, bến thuỷ nội địa phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến.
- Điều 41. 1. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa là cảng vụ thuỷ nội địa.
- Điều 42. Quy định chung về đi và tránh nhau của phương tiện thuỷ nội địa:
- Điều 43. Phương tiện cơ giới chạy cắt đường nhau:
- Điều 44. Phương tiện cơ giới lai áp mạn tránh nhau ở luồng hẹp:
- Điều 45. Phương tiện cơ giới tránh nhau ở luồng rộng:
- Điều 46. Phương tiện cơ giới nhỏ gặp phương tiện cơ giới lớn:
- Điều 47. Phương tiện cơ giới tránh nhau ở nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu:
- Điều 48. Phương tiện thô sơ gặp phương tiện cơ giới:
- Điều 49. Trường hợp nước đứng:
- Điều 50. Thuyền có dây kéo trên bờ tránh nhau:
- Điều 51. Thuyền buồm tránh nhau:
- Điều 52. Phương tiện vượt nhau:
- Điều 53. Khoảng cách dọc giữa các phương tiện cùng đi một chiều:
- Điều 54. Giảm tốc độ:
- Điều 55. Hành trình khi tầm nhìn xa bị hạn chế:
- Điều 56. Qua cầu, cống, âu và khu vực điều tiết giao thông:
- Điều 57. Phương tiện đậu trong bến:
- Điều 58. Phương tiện đậu ngoài bến:
- Điều 59. Các điều nghiêm cấm:
- Điều 60. Quy tắc chung:
- Điều 61. Tín hiệu điều động:
- Điều 62. Tín hiệu thông báo:
- Điều 63. Tín hiệu khi tầm nhìn xa hạn chế:
- Điều 64. Phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu:
- Điều 65. Đèn hành trình của các loại phương tiện đi một mình:
- Điều 66. Tín hiệu trên đoàn tàu kéo:
- Điều 67. Tín hiệu trên đoàn tầu lai áp mạn.
- Điều 68. Tín hiệu trên đoàn tàu đẩy:
- Điều 69. Tín hiệu trên đoàn tàu lai hỗn hợp:
- Điều 70. Tín hiệu trên các phương tiện không làm chủ được sự điều động của mình:
- Điều 71. Tín hiệu trên phương tiện neo:
- Điều 72. Tín hiệu trên phương tiện bị mắc cạn trên luồng đi:
- Điều 73. Tín hiệu của phương tiện làm công tác trên đường thuỷ nội địa:
- Điều 74. Tín hiệu trên phương tiện chuyên chở hành khách:
- Điều 75. Tín hiệu trên phương tiện chở chất dễ cháy, dễ nổ:
- Điều 76. Tín hiệu trên các tàu thuyền đánh cá và tín hiệu trên đăng đáy cá:
- Điều 77. Tín hiệu trên phương tiện báo có người ngã xuống nước:
- Điều 78. Tín hiệu trên phương tiện xin cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông:
- Điều 79. Tín hiệu trên phương tiện có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch:
- Điều 80. Tín hiệu trên phương tiện bị nạn xin cấp cứu:
- Điều 81. Tín hiệu gọi các phương tiện để kiểm tra:
- Điều 82. Nguyên tắc chung
- Điều 83. Xử phạt đối với hành vi vi phạm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 84. Xử phạt đối với hành vi xâm phạm công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 85. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thi công công trình trên đường thuỷ nội địa
- Điều 86. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 87. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải chướng ngại vật trên đường thuỷ nội địa.
- Điều 88. Xử phạt đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản vi phạm quy định trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 89. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
- Điều 90. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn vận tải trên đường thuỷ nội địa.
- Điều 91. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa.
- Điều 92. Xử phạt đối với hành vi sử dụng, điều khiển phương tiện thiếu các giấy tờ theo quy định.
- Điều 93. Xử phạt đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng của trang thiết bị an toàn quy định cho phương tiện.
- Điều 94. Xử phạt đối với hành vi chở hàng hoá, hành khách quá trọng tải cho phép.
- Điều 95. Xử phạt đối với hành vi sử dụng phương tiện gia dụng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- Điều 96. Xử phạt đối với hành vi sử dụng bè, mảng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 97. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn của cảng, bến thuỷ nội địa.
- Điều 98. Xử phạt hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 99. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
- Điều 100. Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 101. Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát nhân dân
- Điều 102. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa
- Điều 103. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 104. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 105. Khiếu nại, tố cáo
- Điều 106. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1996.
- Điều 107. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đặc điểm của địa phương và thẩm quyền của mình xây dựng các quy định và kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị định.
- Điều 108.