Chương 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP
Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước:
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
b) Thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tới các Sở Công Thương nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý theo thẩm quyền;
đ) Hướng dẫn, phối hợp với các Sở Công Thương tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
e) Thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
g) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
i) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nghị định này.
2. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nội dung quản lý quy định tại điểm d, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
Điều 55. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
2. Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và bộ, cơ quan ngang bộ nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Thực hiện công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
c) Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Y tế:
a) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm khác của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền;
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với hoạt động quảng cáo, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, cung cấp thông tin về các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các mặt hàng khác của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính:
a) Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Công khai thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi thẩm quyền.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quảng cáo đối với các sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Xây dựng và triển khai các chương trình tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho các cơ quan quản lý, báo chí, doanh nghiệp về pháp luật và hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Phối hợp với các cơ quan báo chí:
- Triển khai xây dựng các chương trình thường kỳ, các chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp và cảnh báo cho người dân về các hoạt động biến tướng, bất chính trong kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng tuân thủ các quy định về xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này.
Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa phương:
a) Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn;
b) Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
c) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
đ) Thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp;
g) Báo cáo theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất với Bộ Công Thương về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn;
h) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nghị định này.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Lực lượng quản lý thị trường tại địa phương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện các nội dung quản lý quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.
Điều 57. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định của Nghị định này gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Kết quả xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp phải được công bố công khai.
Điều 58. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm.
Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Số hiệu: 40/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 469 đến số 470
- Ngày hiệu lực: 02/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Điều 5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Điều 6. Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 7. Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 8. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 11. Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 13. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 14. Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 15. Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 16. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 17. Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 18. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
- Điều 19. Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Điều 20. Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Điều 21. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Điều 22. Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Điều 23. Thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Điều 24. Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Điều 25. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Điều 26. Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp
- Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp
- Điều 28. Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp
- Điều 29. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
- Điều 30. Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
- Điều 31. Chương trình đào tạo cơ bản
- Điều 32. Đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp
- Điều 33. Thẻ thành viên
- Điều 34. Đào tạo viên
- Điều 35. Đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
- Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
- Điều 37. Hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
- Điều 38. Xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
- Điều 39. Trình tự, thủ tục cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
- Điều 40. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
- Điều 41. Trách nhiệm của người tham gia bán hàng đa cấp
- Điều 42. Quy tắc hoạt động
- Điều 43. Kế hoạch trả thưởng
- Điều 44. Hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp
- Điều 45. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
- Điều 46. Giao, nhận và gửi hàng hóa
- Điều 47. Trả lại, mua lại hàng hóa
- Điều 48. Hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác
- Điều 49. Báo cáo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
- Điều 50. Tiền ký quỹ
- Điều 51. Rút tiền ký quỹ
- Điều 52. Hồ sơ, trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ
- Điều 53. Xử lý khoản tiền đã ký quỹ